Mô hình 2 lúa, 1 bắp

Điển hình của mô hình này là ở vụ đông xuân 2014 - 2015 mới đây, xã Đức Phú đã thực hiện mô hình luân canh cây trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, trên diện tích 26 ha của 102 hộ tham gia, với tổng kinh phí 195 triệu đồng. Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh và xã Đức Phú triển khai bằng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.
Mục đích của mô hình nhằm chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, nhằm tiết kiệm nước tưới cuối vụ; cải thiện đất canh tác và môi trường sinh thái nông nghiệp, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Theo đó, địa điểm được địa phương lựa chọn triển khai mô hình là khu vực đồng Kè thuộc thôn 4, xã Đức Phú, với giống bắp lai CP333.
Trên 100 hộ nông dân được Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ kinh phí tập huấn, tài liệu kỹ thuật. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ký hợp đồng với 1 cán bộ kỹ thuật của xã Đức Phú thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện hướng dẫn các hộ chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình; đồng thời thông báo tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, giống bắp CP333 được trồng tại xã Đức Phú thích nghi với điều kiện sản xuất tại địa phương, có khả năng cho năng suất cao, bình quân 12 tấn hạt tươi/ha. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, trồng bắp lai vụ đông xuân 2014 - 2015 có hiệu quả hơn trồng lúa.
Lợi nhuận cao hơn gần 4 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận tăng khoảng 47%. Chi phí sản xuất cho 1 kg bắp thấp, khoảng 3/5 lần so với lúa, sâu bệnh không đáng kể. Tuy nhiên, giống bắp này có thời gian sinh trưởng khá dài ngày (105 ngày) nên nguồn nước tưới cuối vụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ông Huỳnh Tùng, một trong những hộ tham gia mô hình nhận xét: Quá trình thực hiện mô hình, mặc dù một số diện tích bị ảnh hưởng xấu do mưa trái mùa, nhưng lợi nhuận của việc trồng bắp vẫn cao hơn so với trồng lúa vụ đông xuân, nhờ giảm được công lao động, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra mô hình còn diệt được cỏ dại trong đất để sản xuất lúa vụ hè thu tốt hơn.
Related news

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.