Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Sản Xuất Giống Lươn Đồng
Ngày đăng: 22/11/2014

Trong những năm qua, nhu cầu lươn giống trên địa bàn Bình Định khá cao, mỗi năm cần có từ 800.000 con đến 1 triệu con mới đáp ứng đủ cho nhu cầu người nuôi.

Phong trào nuôi lươn đồng ở Bình Định đang phát triển mạnh. Do địa phương này chưa SX được lươn giống nên nông dân phải mua giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ với chất lượng rất bấp bênh. Xuất phát từ thực tế này, ngành chức năng ở Bình Định đã tổ chức nuôi thử nghiệm lươn giống thành công.

Hiện nay, kỹ thuật nuôi lươn đồng của nông dân Bình Định đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây họ lấy bùn đổ vào ao để nuôi, thì hiện nay họ nuôi không cần dùng bùn.

Thay vào đó họ xây hồ, sau đó đan sạp tre chồng từng lớp trong hồ để nuôi lươn. “Cách nuôi này rất hiệu quả, chủ yếu tạo được bóng tối và độ kín là lươn chui vào ở”, ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nói.

Do Bình Định chưa SX được con giống nên mấy năm nay người nuôi lươn ở tỉnh này phải vào các tỉnh miền Tây Nam bộ mua lươn giống.

Giống lươn được mua về nuôi chủ yếu được vớt từ tự nhiên, sau đó thuần hóa. Tuy nhiên, nguồn giống này có chất lượng rất bấp bênh. Nếu như mua được mẻ giống tốt, mang về nuôi tỷ lệ sống có thể đạt được 50%. Nếu mua phải mẻ giống xấu, đánh bắt bằng xung điện thì chắc mẩm sẽ chẳng còn mấy con sống.

Do đó, tuy nghề nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ nuôi nhưng nông dân vướng phải khó khăn về con giống.

Xuất phát từ thực tế trên, ngành chức năng ở Bình Định nảy sinh ý nghĩ phải SX cho được lươn giống. Nghĩ là làm, từ tháng 6/2014 đề tài khoa học cấp tỉnh “Sinh sản, ươn, nuôi thương phẩm lươn đồng tại Bình Định” được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (trực thuộc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định) với quy mô 220 kg lươn bố mẹ, dự kiến cho ra 20.000 con lươn giống có trọng lượng 20 gr/con (50 con/kg).

“Sau này, chúng tôi không chỉ tổ chức SX lươn gống tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu mà sẽ còn chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở chuyên SX giống thủy sản trong tỉnh tổ chức SX. Lúc đó người nuôi sẽ được đáp ứng đầy đủ lượng lươn giống chất lượng”, ông Nguyễn Thế Vũ nói.

Số lươn giống được sinh sản ra sẽ được cấp miễn phí cho các hộ tham gia nuôi lươn thương phẩm, ngoài ra, những hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ miễn phí về hướng dẫn kỹ thuật và 30% thức ăn theo Nghị quyết 02 về khuyến nông-khuyến ngư. Dự kiến sẽ đạt được 1,4 tấn lươn thương phẩm (3 con/kg), sản phẩm thu hoạch lên người nuôi được hưởng tất.

“Từ mô hình này, người nuôi lươn ở Bình Định từng bước được chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm không cần ao bùn, cho hiệu quả cao. Từ đó, kích thích được phong trào nuôi lươn, đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản”, ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, chủ nhiệm đề tài cho biết thêm.

Hiện nay, 220 kg lươn bố mẹ đã được cho đẻ đợt 1 vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, số lượng giống cấp 1 ươn được khoảng 6.000 con (2 gr/con), đến tháng 3/2015 sẽ triển khai mô hình nuôi lươn thương phẩm.

Trong những năm qua, nhu cầu lươn giống trên địa bàn Bình Định khá cao, mỗi năm cần có từ 800.000 con đến 1 triệu con mới đáp ứng đủ cho nhu cầu người nuôi.

Nếu lươn giống được SX tại Bình Định, người nuôi sẽ chủ động được con giống, không phải lặn lội vào tận miền Tây Nam bộ mua nên không tốn tiền vận chuyển, giá thành con giống sẽ giảm, và nhất là con giống được SX tại môi trường địa phương nên khi thả nuôi tỷ lệ sống sẽ đạt rất cao.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/san-xuat-giong-luon-dong-post134518.html


Có thể bạn quan tâm

Người nuôi gà đang lỗ 4.000- 5.000đồng/kg Người nuôi gà đang lỗ 4.000- 5.000đồng/kg

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của 5 tháng đầu năm 2015 với mặt hàng thịt gà đông lạnh của Mỹ rẻ hơn hẳn các nước khác.

29/07/2015
Thương mại hóa ngô biến đổi gen nông dân không phải giữ giống gốc Thương mại hóa ngô biến đổi gen nông dân không phải giữ giống gốc

Khi ngô biến đổi gen được trồng đại trà, sẽ có quy hoạch vùng trồng ngô. Các viện, trường có vai trò giữ gen ngô gốc chứ không phải là người nông dân, PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp nói.

29/07/2015
Thu nhập tăng lên hơn 40 triệu đồng/năm nhờ nông thôn mới Thu nhập tăng lên hơn 40 triệu đồng/năm nhờ nông thôn mới

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

29/07/2015
Những tỷ phú vàng đen trên đất Tây Nguyên Những tỷ phú vàng đen trên đất Tây Nguyên

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

29/07/2015
Trở thành triệu phú nhờ... liều Trở thành triệu phú nhờ... liều

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

29/07/2015