Mở đường cho trái cây Việt xuất ngoại
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, thời gian qua, cục đã hoàn tất nhiều hồ sơ và thủ tục kỹ thuật để xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính. Cụ thể, cục đã đàm phán với Nhật Bản và đã đáp ứng được hết các yêu cầu của phía Nhật Bản đối với trái xoài. Theo đó, trong tháng 9 này, phía Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam được xuất khẩu sang nước của họ.
Đối với thị trường New Zealand, quốc gia này đã thông báo trong tháng 10 tới, sẽ có một đoàn chuyên gia của họ sang đàm phán lần cuối cùng với phía Việt Nam để mở cửa trở lại cho trái chôm chôm Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng đã đưa ra điều kiện nhập khẩu cuối cùng để trái thanh long Việt có thể được xuất khẩu sang thị trường này một cách sớm nhất.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết thêm, đối với thị trường Úc, phía Việt Nam cũng đã đàm phán để có thể đưa xoài Việt Nam xuất khẩu trở lại thị trường Úc.
Đối với thị trường Mỹ, ông Trung cho hay, phía Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục kỹ thuật với vú sữa và xoài. “Về phía Bộ và cơ quan liên quan vẫn đang tiếp tục thúc đẩy phía Mỹ mở cửa cho hai loại trái cây này nhưng không hiểu vì lý do gì, mọi thủ tục đã xong mà phía Mỹ vẫn chưa cho phép,"ông Trung nói.
Về diễn biến tình hình xuất khẩu, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 tiếp tục suy giảm, đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% so với tháng 7, thì xuất khẩu rau quả lại có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng 40,8% so với tháng trước.
Theo ông Hoàng Trung, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này tăng đều ở nhiều mặt hàng trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, nếu như cả năm 2014 Việt Nam mới xuất khẩu được 700.000 tấn thanh long nhưng chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2015 đã xuất được 700.000 tấn sang thị trường này. Đồng thời, chúng ta cũng xuất được 150.000 tấn vải và 7.000 tấn nhãn và khoảng 3.000
Related news
Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.
Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.
Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.
Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.