Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt
Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.
Khoảng 1 tháng nay, giá bán mít liên tục sụt giảm, cao điểm nhất là trong tuần qua, giá mít rớt xuống chỉ còn khoảng 7.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với tháng trước.
Theo các vựa mít tại huyện Cai Lậy thì tin đồn này xuất phát từ các thương lái thu mua mít dạo muốn ép giá của nông dân. Riêng các vựa mít tại địa phương thường vào tận vườn nông dân đặt cọc tiền trước nên chỉ thu hoạch mít già hoặc chín.
Trước tình trạng giá mít rớt xuống thấp vì tin đồn thất thiệt này, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy đã đi thực tế và khẳng định từ trước đến giờ chưa có chuyện nông dân thu hoạch mít non, nhúng thuốc xử lí cho mau chín để bán. Bởi vì đặc điểm của mít là càng chín thì trọng lượng càng tăng nên nông dân chỉ thu hoạch mít già để tăng năng suất.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.
Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.
Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).