Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao
Cụ thể, tổng mức đầu tư dự toán sơ bộ để thực hiện dự án là khoảng 588 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hoá khoảng 122 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục công trình có tính chất kinh doanh, có khả năng thu vốn; ngân sách thành phố khoảng 466 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư các hạng mục công trình còn lại của dự án.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố, làm cơ sở để hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Về vị trí, khu đất nghiên cứu lập quy hoạch rộng 9,9ha có phía Đông Bắc và Tây Bắc giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa; phía Đông Nam giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa, hành lang bảo vệ tuyến đê hiện có và QL6; phía Tây Nam giáp đất nông nghiệp của phường Yên Nghĩa và dự án đầu tư ga depot cho tuyến xe buýt nhanh BRT đoạn từ Khuất Duy Tiến đến Ba La.
Khu đất lập quy hoạch sẽ được phân thành các khu chức năng chính, bao gồm: Đất khu nghiên cứu ứng dụng, trình diễn sản xuất giống nuôi cấy mô và trồng rau, hoa, quả công nghệ cao; đất khu nghiên cứu ứng dụng trình diễn nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; đất khu nghiên cứu ứng dụng, trình diễn chăn nuôi bò sữa, bò thịt công nghệ cao; đất khu đào tạo, huấn luyện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho nông dân; đất khu hành chính quản lý và khu lưu giữ truyền thống nông nghiệp Hà Nội...
Dự kiến, sau 5 năm (2015 - 2019) triển khai thực hiện, dự án sẽ hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai các hoạt động giới thiệu, trình diễn, quảng bá mô hình điểm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ hỗ trợ, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...
Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.