Mít Cao Sản Trồng Xen Tiêu - Mô Hình Mới Hiệu Quả
Với quyết tâm tìm hướng đi mới, anh Đào Văn Suốt thôn Tân Hòa - xã Sông Phan là người đầu tiên thử nghiệm mô hình trồng mít cao sản hay còn gọi mít siêu sớm trồng xen tiêu cho hiệu quả cao ở xã Sông Phan - Hàm Tân (Bình Thuận).
Từ vùng đất Thanh Hóa, với số vốn trong tay 6 triệu đồng, anh Suốt đến xã Sông Phan lập nghiệp năm 2002. Thời gian đầu, anh phải làm thuê làm mướn mới đủ sống. Nhờ cần cù, chịu khó anh Suốt khai hoang thêm đất rẫy sản xuất. Từ đó, anh bắt tay vào trồng cây điều và một số loại cây ngắn ngày khác, tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao. Năm 2010, sau khi tham gia lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng do Hội Cựu chiến binh huyện Hàm Tân tổ chức, về nhà anh tìm hiểu thêm qua sách, báo và biết được giống mít cao sản ở miền Tây vừa dễ trồng lại cho thu nhập cao nên mạnh dạn đầu tư mua 800 cây giống về trồng thử nghiệm. Theo đúng kỹ thuật xuống giống mít cao sản khoảng cách giữa các cây phải từ 6m - 7m. Tận dụng những khoảng đất trống giữa các cây, sau khi xuống cây mít anh nghiên cứu trồng xen cây tiêu. Với đặc tính của tiêu là loại cây ưa mát, anh Suốt trồng theo phương pháp mới dùng trụ sống là cây keo để trồng, nên vườn tiêu của anh tươi tốt hơn hẳn. Anh Suốt phân tích: “Để trồng được 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng để mua trụ cây khô, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí ít, chỉ bằng 1/3. Keo là cây họ đậu nên không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây tiêu và có ưu điểm là lớn nhanh và có tuổi thọ cao. Ngoài ra, keo lá nhỏ, vừa có khả năng che mát, nhưng vẫn có tán xạ đủ ánh sáng cho tiêu quang hợp”.
Cây mít cao sản khi trồng xen tiêu vẫn phát triển tốt, so với các loại cây ăn trái khác mít là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc. Cây phát triển nhanh, trái sai, múi to, cơm dày, hạt nhỏ, thơm ngon và ngọt. Hiện nay, loại trái cây này được nhiều người rất ưa chuộng và các nhà máy sản xuất cũng chọn thu mua loại mít này để sấy khô. Đặc biệt, cây mít lớn tuổi sau khi lấy quả còn có thể thu được khối lượng gỗ lớn bán làm đồ mỹ nghệ. Đến nay, vườn mít nhà anh Suốt được 3 năm tuổi đã cho trái bói, sản lượng đạt khá. Vụ này, cây chuẩn bị cho thu hoạch rộ. Nhìn cây nào cũng tươi tốt, tán lá xum xuê như hứa hẹn một mùa sai quả. Tuy nhiên, Anh Suốt cũng lưu ý, tuy mít dễ trồng, nhưng phải thường xuyên chăm sóc, bón phân và theo dõi các loài sâu rầy đục trái, đục thân, nhất là bệnh nấm hại cây.
Giờ đây, màu xanh ngút ngàn trù phú của mô hình mít cao sản trồng xen tiêu như đem lại một luồng gió mới trong việc chuyển đổi cây trồng cho vùng đất chỉ chuyên cây mì và bắp như Sông Phan. Theo đánh giá của Hội Nông dân xã Sông Phan, mô hình mít trồng xen tiêu của gia đình anh Suốt bước đầu thích hợp, các loại cây hỗ trợ nhau phát triển tốt, cho năng suất cao. Một vài hộ ở đây bắt đầu trồng thử nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.
Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.
Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.
Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến nay đã có hơn 100ha tôm nuôi tại các huyện Đông Hòa, Tuy An và TX Sông Cầu bị chết do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng.