Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mít Bến Tre Được Thị Trường Hàn Quốc Ưa Chuộng

Mít Bến Tre Được Thị Trường Hàn Quốc Ưa Chuộng
Ngày đăng: 15/01/2015

Tiêu chuẩn của trái mít xuất khẩu là đạt an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất theo quy trình VietGap, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Sau khi đưa trái chôm chôm xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vừa đưa 10 tấn trái mít xuất sang thị trường Hàn Quốc với giá cao hơn thị trường nội địa 20%.
Mít được Hàn Quốc tiêu thụ là giống mít siêu sớm, được sơ chế đóng gói, thông qua hợp đồng với Công ty TNHH Nông sản Việt (Đường tỉnh 852, ấp Tân Thành, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Tiêu chuẩn của trái mít xuất khẩu là đạt an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất theo quy trình VietGap, không có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng nhóm nông dân hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long, huyện Châu Thành cho biết: Tổ hợp tác xuất khẩu trái cây xã Tiên Long sẽ kết hợp với nhà vườn địa phương tiếp tục sản xuất trái cây “sạch” để cung ứng cho thị trường ngoài nước, tạo cơ hội đầu ra cho trái cây Việt Nam.
Trái cây hiện nay đi ra nước ngoài, tiêu chí đầu tiên là bà con phải thực hiện tiêu chuẩn VietGap, tức là làm cho trái cây an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc, an toàn cho người sản xuất. Bà con trồng mít phải cách ly thuốc trừ sâu và hàm lượng ni trát, kim loại nặng sử dụng trong nước tưới cây. Điều đó để cây mít có thể đứng vững ở các thị trường khó tính.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

24/09/2012
Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

04/03/2013
Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

28/07/2013
Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Thu Trăm Triệu Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Thu Trăm Triệu

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

26/09/2012
Vụ Tôm Nước Lợ Được Mùa, Được Giá Vụ Tôm Nước Lợ Được Mùa, Được Giá

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

29/07/2013