Kêu gọi nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật

Nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả
Trong giai đoạn 2011-2015, Hội NDVN và Bộ KHCN đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng KHCN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
Tổ chức 2 cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ 5 và 6; tổ chức thành công “Hội thi nhà nông đua tài” và hội nghị biểu dương NDsản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc…
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng (trái) và đại diện lãnh đạo Bộ KHCN trao giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” lần thứ 6 - năm 2015 cho bà Phan Thị Thuận ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương thực thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa 2 ngành.
Hội ND tỉnh và Sở KHCN đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả, được ND hưởng ứng.
Điển hình là ứng dụng công cụ bón phân viên dúi đồng thời với gieo sạ lúa; phương pháp xử lý cho vải thiều ra quả trên thân cây; thuần hóa vịt trời thành vịt nhà...
“Để xây dựng thành công các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cần có sự tham gia tích cực của ND.
Các hoạt động khoa học và công nghệ phải gắn liền với thực tiễn sản xuất, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất của ND…”- ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND Bắc Giang chia sẻ.
Kết nối chuyên gia với nông dân
Để đẩy mạnh phong trào ND sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, theo bà Hoàng Lệ Hà – Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa, Hội ND và ngành KHCN cần tổ chức các hình thức tọa đàm giao lưu giữa ND có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật với các chuyên gia, nhà khoa học.
Qua đó, tạo điều kiện để ND có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành hoàn thiện thiết kế, chế tạo những máy móc có tính ứng dụng cao phục vụ hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ND cần được hỗ trợ trong quá trình nhân rộng, áp dụng vào sản xuất…
Chia sẻ tại hội nghị, bà Phan Thị Thuận (Mỹ Đức, Hà Nội) – người đoạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 6 năm 2015 cho biết: “Những ND sáng tạo, sáng chế cần được tạo điều kiện thuận lợi ở 2 lĩnh vực.
Đó là vốn đầu tư và hành lang pháp lý rõ ràng, kịp thời để phát triển sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm; cơ chế hỗ trợ ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh…”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng cho rằng, sức sáng tạo của ND Việt Nam rất phong phú, đa dạng.
Những sáng tạo nảy sinh trong thực tiễn được người ND hoàn thiện thành các quy trình sản xuất, các công cụ, thiết bị hữu dụng và trở thành hàng hóa trên thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống.
Phó Chủ tịch yêu cầu: “Trong giai đoạn 2016-2020, Hội ND các tỉnh, thành phố và ngành KHCN cần phối hợp chặt chẽ hơn.
Hội ND và ngành KHCN cần triển khai các giải pháp, xây dựng các mô hình ứng dụng KHKT cụ thể, thiết thực để từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND; giúp ND ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới”.
Phó Chủ tịch Nguyễn Duy Lượng đã phát động cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 7 (2016-2017).
Khích lệ ND sáng tạo hơn
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không có khoa học công nghệ, không có đổi mới sáng tạo thì các sản phẩm nông nghiệp do ND làm ra sẽ không thể cạnh tranh được với các nước khác cả về giá cả, chất lượng, thậm chí chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.
ND Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đóng góp cho khoa học công nghệ, cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Vì vậy trong thời gian tới, các Sở KHCN cùng Hội ND tỉnh, thành phố cần phối hợp và phát động nhiều cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, hỗ trợ, khích lệ nhằm động viên, cổ vũ ND sáng tạo hơn nữa.
TS Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ KHCN Hỗ trợ để sáng kiến sớm được công nhận
Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi, tôi đã tìm ra giải pháp cải tạo và nâng cao chất lượng giống nhãn chín muộn Hàm Tử.
Giải pháp này đã kéo dài thời gian thu hoạch nhãn từ 1 tháng lên 2,5 tháng, giúp nông dân dễ dàng điều tiết đầu ra cho sản phẩm.
Giải pháp này đã được Viện Rau quả và tỉnh Hưng Yên cấp bằng công nhận đạt giải ưu tú; đạt giải Nhì cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông” toàn quốc lần thứ 6 năm 2015.
Chúng tôi mong muốn, khi có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật hiệu quả sẽ được các cấp, ngành hỗ trợ, tư vấn để sớm được công nhận…
ND Nguyễn Văn Thế (Khoái Châu, Hưng Yên)
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.