Miễn thu phí, lệ phí KDTV đối với vải XK

Đây là chính sách đặc biệt nhằm đẩy mạnh XK vải tươi, nhất là tại các thị trường mới mở theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.
Công văn của Cục BVTV cũng yêu cầu các đơn vị KDTV thực hiện nghiêm những nội dung tại công văn số 859/BVTV-KD (Công văn 859) ngày 18/5/2015 của Cục BVTV về việc bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục KDTV nhanh nhất cho các lô quả vải tươi XK.
Cụ thể theo Công văn 859, Cục BVTV yêu cầu các đơn vị KDTV bố trí cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngoài giờ, đặc biệt là tại các cửa khẩu XK vải thiều lớn sang Trung Quốc như Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của Việt Nam tại cửa khẩu để hoàn tất nhanh nhất cho các lô hàng vải XK; tùy tình hình thực tế, nếu cần thiết có thể báo cáo Cục BVTV điều động thêm cán bộ KDTV cho các đơn vị để đảm bảo làm thủ tục nhanh nhất…
Cũng theo tổng hợp của Cục BVTV, tính đến ngày 23/6/2015, đã có tổng cộng gần 38 tấn quả vải thiều tươi đã được các DN xuất khẩu sang các nước EU, Úc, Mỹ và một số nước ASEAN bằng đường hàng không qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trong đó, XK qua Úc chiếm số lượng lớn nhất với trên 16 tấn, tiếp theo là Malaisia (trên 7,5 tấn); Pháp (3,4 tấn); Mỹ (3,2 tấn); CH Séc (2 tấn); Hà Lan (1,2 tấn)…
Một số DN có số lượng vải thiều XK đi lớn như Cty TNHH SX TM Rồng đỏ, Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế; Cty TNHH Siêu trái cây; Cty TNHH Hồng Tín; Cty TNHH tiếp vận Tường Long… Ngoài ra, đã có tổng cộng trên 50 nghìn tấn vải tươi, hơn 3 nghìn tấn vải sấy khô được XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện giá tôm nguyên liệu trong nước đang tăng cao.

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…