Miễn thu phí, lệ phí KDTV đối với vải XK

Đây là chính sách đặc biệt nhằm đẩy mạnh XK vải tươi, nhất là tại các thị trường mới mở theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.
Công văn của Cục BVTV cũng yêu cầu các đơn vị KDTV thực hiện nghiêm những nội dung tại công văn số 859/BVTV-KD (Công văn 859) ngày 18/5/2015 của Cục BVTV về việc bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục KDTV nhanh nhất cho các lô quả vải tươi XK.
Cụ thể theo Công văn 859, Cục BVTV yêu cầu các đơn vị KDTV bố trí cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngoài giờ, đặc biệt là tại các cửa khẩu XK vải thiều lớn sang Trung Quốc như Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của Việt Nam tại cửa khẩu để hoàn tất nhanh nhất cho các lô hàng vải XK; tùy tình hình thực tế, nếu cần thiết có thể báo cáo Cục BVTV điều động thêm cán bộ KDTV cho các đơn vị để đảm bảo làm thủ tục nhanh nhất…
Cũng theo tổng hợp của Cục BVTV, tính đến ngày 23/6/2015, đã có tổng cộng gần 38 tấn quả vải thiều tươi đã được các DN xuất khẩu sang các nước EU, Úc, Mỹ và một số nước ASEAN bằng đường hàng không qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trong đó, XK qua Úc chiếm số lượng lớn nhất với trên 16 tấn, tiếp theo là Malaisia (trên 7,5 tấn); Pháp (3,4 tấn); Mỹ (3,2 tấn); CH Séc (2 tấn); Hà Lan (1,2 tấn)…
Một số DN có số lượng vải thiều XK đi lớn như Cty TNHH SX TM Rồng đỏ, Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế; Cty TNHH Siêu trái cây; Cty TNHH Hồng Tín; Cty TNHH tiếp vận Tường Long… Ngoài ra, đã có tổng cộng trên 50 nghìn tấn vải tươi, hơn 3 nghìn tấn vải sấy khô được XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai.
Related news

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.

Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.