Lượng Giá Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Bằng Giống Nhân Tạo Tại Xã Thạnh An – Cần Giờ
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.
Cua là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cần Giờ nơi có độ mặn từ 2 – 25%, có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định. Phát huy kết quả đạt được, từ tháng 5/2014, Trung tâm Khuyến nông TP tiếp tục đầu tư cho xã Thạnh An, xã đảo của huyện Cần Giờ 01 mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo với quy mô 1 ha/2 hộ tại ấp Thiềng Liềng. Khuyến nông đầu tư 100% con giống (10.000 con giống/ha, quy cách giống từ 1 - 1.2 cm/con, mật độ 1 con/m2) và 30% thức ăn với tổng kinh phí hỗ trợ là 54.300.000 đ.
Thông qua mô hình Khuyến nông mong muốn khuyến cáo với người dân nên sử dụng nguồn giống nhân tạo thay cho nguồn giống tự nhiên vì nguồn cua giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, tỷ lệ kích cỡ cua nhân tạo đồng đều nên hạn chế ăn thịt lẫn nhau, ít hao hụt và qua đó người nuôi biết áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sau gần 4 tháng nuôi tỷ lệ sống khoảng 40%, kích cỡ trung bình đạt 250 - 300 g/con, sản lượng ước đạt khoảng 900kg, với giá bán hiện nay khoảng 150.000 đ/kg (thương lái mua tại hộ), sau khi trừ chi phí lãi được khoảng 40.000.000 đ/ha.
Ông Nguyễn Văn Đổi – hộ tham gia mô hình cho biết: Tôi rất vui khi được nhà nước quan tâm hỗ trợ để phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm để tăng thu nhập vì trước đây mùa nắng gia đình tôi làm muối còn mùa mưa thì phơi ao, không nuôi gì.
Qua thời gian nuôi tôi nhận thấy cua rất thích hợp với vùng đất này, tỷ lệ sống đạt khoảng 40%, cua lớn nhanh, đầu ra ổn định. Cái khó nhất của nuôi cua là tỷ lệ sống không cao vì cua là loài hung dữ và ăn thịt lẫn nhau trong khi lột xác.
Với kinh nghiệm: những ngày nước kém khoảng mùng 10, 25 ÂL cua lột xác thì nên thay đổi nước, cho mực nước cao hơn bình thường và khi những ngày cua lột cua thường trèo lên cao để tránh các cua khác vì thế khi làm ao nên có những cái gờ cao để cua trú và cho cua ăn đầy đủ.
Trước đây các hộ cũng đã nuôi cua nhưng sử dụng nguồn cua giống tự nhiên với mức độ kích cỡ không đồng đều nên chúng dễ cắn nhau và chết nên nuôi không đạt hiệu quả. Đề nghị Khuyến nông hỗ trợ thêm con giống hay giới thiệu cho người dân mua giống nhân tạo để mở rộng mô hình.
Phát biểu tại buổi lượng giá, Ông Võ Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Rất vui khi được nhiều nông dân địa phương đánh giá cao hiệu quả của mô hình mang lại.
Mô hình này có ý nghĩa hơn bởi có thêm đối tượng nuôi mới với nguồn giống nhân tạo, phù hợp với nhu cầu địa phương giúp bà con tận dụng được thời gian phơi ao của vụ muối kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Sắp tới Khuyến nông sẽ quan tâm đầu tư nhiều mô hình, nhiều đối tượng nuôi mới hơn nữa cho người dân xã đảo góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã Thạnh An – huyện Cần Giờ.
Có thể bạn quan tâm
Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.
Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học - kỹ thuật huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi ếch lai kết hợp nuôi cá trê vàng trong mùng lưới. Mô hình thực hiện thí điểm tại 2 xã Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú.
Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.
Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.
Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.