Miễn phí kiểm dịch vải tươi xuất khẩu qua đường hàng không

Ông Trung cũng yêu cầu các đơn vị KDTV tại các cửa khẩu, chủ động bố trí nhân lực, trang thiết bị để làm thủ tục KDTV nhanh nhất cho các lô hàng vải tươi xuất khẩu, bao gồm cả làm ngoài giờ, ngày nghỉ, lễ.
Theo ông Trung, “lệnh” trên được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng NNN&PTNT Cao Đức Phát, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu quả vải tươi, đặc biệt là các thị trường mới mở như Mỹ, Úc.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Úc và Mỹ là hai nước có hàng rào kiểm soát thuộc dạng khắt khe nhất thế giới. Tuy nhiên, những lô vải đầu tiên xuất sang Mỹ, Úc qua đường hàng không đều đáp ứng các điều kiện về KDTV và an toàn thực phẩm.
“Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục đàm phán, nhằm mở rộng thêm những thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…”- ông Trung nói.
Hiện vải của nước ta được trồng nhiều ở Bắc Giang với sản lượng khoảng 160-200 nghìn tấn, Hải Dương xấp xỉ khoảng 50 nghìn tấn.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?

Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.

Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.

Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Biến đổi khí hậu đang ngày một tác động mạnh mẽ đến sản xuất thuỷ sản. Đây là một trong những loại hình nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là con tôm.