Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Ngoài ra, các xã ven biển trong huyện cũng đã thành lập được 21 tổ đoàn kết với 88 tàu tham gia hỗ trợ khai thác đánh bắt trên biển.
Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, huyện Phù Cát đã có 10 trường hợp ngư dân xin vay vốn đóng mới tàu, đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó có 7 ngư dân ở xã Cát Khánh đã ký kết hợp đồng với Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đóng mới tàu vỏ sắt, gồm 2 tàu làm dịch vụ, 3 tàu làm nghề lưới vây, 2 tàu làm nghề chụp mực. Mỗi tàu đóng mới có kinh phí đầu tư từ 14,5 đến 19,3 tỉ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, ngư dân trong huyện đã bám biển đánh bắt gần 11.100 tấn hải sản các loại, đạt 31,7% kế hoạch năm, đồng thời khai thác được 89.000 con tôm hùm giống. Bên cạnh việc vận động ngư dân bám biển khai thác đánh bắt hải sản, ngành chức năng của huyện cũng hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đìa đưa vào nuôi thủy sản. Ngoài diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp các loại tôm cá, toàn huyện có 41,5 ha nuôi tôm thâm canh, dưới hình thức nuôi công nghệ cao, chủ yếu ở Cát Hải 33,5 ha và Cát Khánh 8 ha.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ Ba Hòn (Kiên Lương) đến Mũi Nai (TX Hà Tiên) tôi không khỏi giật mình xót xa khi chứng kiến vạt rừng cây đước, cây mắm ven biển bị người dân chặt phá loang lổ để làm ao nuôi tôm.