Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết
Để giảm thiệt hại cho nông dân, huyện An Minh nạo vét những kênh mương bị bồi lắng đáp ứng nhu cầu nguồn nước nuôi tôm, đồng thời phân công cán bộ thủy sản theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng tôm nuôi bị dịch bệnh và chết, khống chế không để lây lan, lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh của tôm, hướng dẫn nông dân phòng trị.
Lo ngại tôm bị bệnh và chết, nhiều nông dân thu hoạch sớm khi tôm đang giai đoạn tăng trọng, chưa đạt kích cỡ, vừa không đạt năng suất, vừa bán giá thấp. Tính đến cuối tháng 4, huyện An Minh đã thu hoạch hơn 20.000 ha tôm nuôi, năng suất bình quân 160 kg/ha. Bất lợi cho người nuôi tôm là giá tôm sú loại 30 con/kg hiện nay chỉ ở mức 180.000 - 190.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với đầu tháng 4.
Trước tình hình trên, ngành chức năng huyện hướng dẫn nông dân cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh, nạo vét kênh mương nội đồng, chọn con giống chất lượng tốt thả nuôi lại trên diện tích bị thiệt hại và đến nay cơ bản khắc phục xong. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng tập trung xử lý diện tích tôm nuôi đang có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đồng thời theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các vùng nuôi khác để kịp thời ứng phó, ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh.
Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân về phòng trị bệnh trên tôm nuôi, nhất là giúp bà con có kiến thức, hiểu biết về quản lý, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe đàn tôm, ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố môi trường bất lợi tác động đến nuôi tôm nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, trong những ngày qua, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn, mực nước dưới sông thấp, chất lượng nước kém đang gây bất lợi cho tôm nuôi.
Nhiều vùng thiếu nước bơm vào ao đầm, xuất hiện một số cơn mưa nhỏ không đủ lượng nước giải nhiệt và giảm độ mặn nhưng lại gây biến động môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Hệ lụy là có khoảng 1.340 ha tôm nuôi trên địa bàn huyện đang bị ảnh hưởng, tôm có biểu hiện suy giảm sức khỏe, bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
“Cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam phải đi bằng 2 “chân” mới có thể tận dụng được lợi thế đặc thù. Đó là là việc vừa xuất khẩu cá tươi nguyên con, vừa xuất khẩu cá phi-lê đông lạnh”.
Với bản chất cần cù, chịu khó, cộng với khả năng nhạy bén trong nắm bắt thị trường. Ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đã giàu lên nhờ mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá…
5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.
Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.
Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.