Tình trạng nghêu chết mới tại vùng biển Gò Công đã giảm
Đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện 5 đợt thu mẫu tăng cường trong suốt quá trình xảy ra tình trạng nghêu chết để xét nghiệm các chỉ tiêu thủy lý hóa, vi khuẩn, mô bệnh học, ký sinh trùng Perkinsus sp. Qua tổng hợp các kết quả xét nghiệm cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở để khẳng định nghêu chết là do bệnh nên gây chết nghêu lớn nhất là do sự biến động của yếu tố môi trường.
Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi nghêu trong các vụ nuôi sắp tới, Chi cục Thú y khuyến cáo cáo bà con nuôi nghêu không nên thả nuôi với mật độ quá dày. Đối với nghêu trung (200-300 con/kg) nên duy trì ở mật độ 100-200 con/m2.
Bà con nên tranh thủ thu hoạch nghêu đạt kích cỡ thương phẩm trước thời điểm Tết âm lịch hàng năm để tránh thời gian thường xảy ra tình trạng nghêu chết hàng năm. Đồng thời cần thực hiện việc cày xới nền đáy (nếu có điều kiện) nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm trong bùn tích tụ qua các năm gây ảnh hưởng cho sự phát triển của nghêu nuôi.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vài ngày qua tiếp tục có một đợt gió chướng mạnh, vì vậy nhiều khả năng số nghêu nuôi còn lại sẽ tiếp tục bị thiệt hại. Do đó, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các công việc quan trắc môi trường và mầm bệnh, đồng thời đánh giá các tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tình hình thiệt hại nghêu trong thời gian qua để làm cơ sở xác định khả năng hỗ trợ thiệt hại theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...
Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?
Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.
Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.