Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc

Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc
Ngày đăng: 29/11/2013

Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc.

“Từ năm 2005, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống cung ứng rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Đà Lạt. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có thể thu hoạch quanh năm tại đây. Hơn nữa, nhiều sản phẩm Trung Quốc xâm nhập thị trường miền Bắc với giá thành rất thấp. Việc vận chuyển rau sạch từ Đà Lạt ra các tỉnh phía Bắc lại mất nhiều thời gian, chi phí vận chuyển và bảo quản.” Ông Philippe Bacac, Tổng Giám đốc Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết.

Theo ông Philippe Bacac, công ty Metro đã bắt đầu tìm kiếm nguồn cung ứng rau xanh ở khu vực phía Bắc từ năm 2009 nhằm cung cấp cho khách hàng cơ hội mua sản phẩm rau xanh chất lượng tốt và an toàn. Thông qua việc kết nối trực tiếp các hộ nông dân trồng rau qui mô nhỏ với hệ thống phân phối hiện đại, Metro mong muốn nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nông dân và giảm tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất trồng trọt.

Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam” do công ty Metro Cash & Cary Việt Nam phối hợp với công ty Fresh Studio thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2013 được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hà Lan với tổng giá trị cam kết đầu tư lên tới gần 1 triệu euro (tương đương 28 tỷ đồng).

Hiện nay mạng lưới nhà cung cấp và các hộ nông dân tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng cũng như các hộ nông dân nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc đã được phát triển mạnh để đảm bảo nguồn cung cấp được liên tục quanh năm. Tham gia dự án gồm gần 120 nông dân chia thành 6 nhóm, sản xuất trên 30 chủng loại sản phẩm và cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau/ngày.

Dự án đã kết hợp chặt chẽ với các đối tác như các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, các viện nghiên cứu, và các cơ quan của nhà nước tập huấn cho nông dân các kiến thức nông nghiệp và kỹ thuật canh tác. Các kỹ sư nông nghiệp và công ty Metro cũng đưa ra khối lượng cung ứng mục tiêu hàng năm cho nông dân và nhà cung cấp để đưa vào kế hoạch trồng trọt.

“Tham gia vào dự án chúng tôi được hướng dẫn các Quy trình thực hành nông nghiệp tốt và được tập huấn giống mới trên mô hình hình trang trại mẫu. Ngoài ra, chúng tôi cũng được tham gia các khóa đào tạo để có nhận thức tốt về vấn đề an toàn thực phẩm,” chị Nguyễn Thị Ngà, một nông dân tại Hải Dương nói. “Một trong những khóa tập huấn rất mới và cũng rất có ích cho chúng tôi đó là khóa tập huấn cho nông dân về quy trình làm việc với các đơn vị phân phối và bán lẻ.”

Sau 3 năm làm việc với Metro và đối tác của dự án, các hộ nông dân nhỏ đã nhìn thấy được cơ hội sản xuất rau an toàn. Các hộ nông dân hiện nay đã mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, đầu tư trang thiết bị đóng gói, các dụng cụ chuyên dụng và thậm chí cả xe tải chuyên chở. Sản lượng rau sạch tiêu thụ ngày càng tăng và hiện nay các sản phẩm còn được cung cấp vào các siêu thị, và cửa hàng ngoài hệ thống Metro.

“Từ góc độ thị trường, chúng tôi thấy rằng nhận thức của khách hàng về rau an toàn cũng được tăng lên thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của dự án,” Ông Philippe Bacac cho biết: “Chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hướng tới sản xuất an toàn, mang lại giá trị cao cho sức khỏe người tiêu dùng.”


Có thể bạn quan tâm

“Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang) “Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang)

Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…

05/07/2013
Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.

06/07/2013
Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

07/07/2013
Chăn Nuôi Gặp Khó, Nhiều Trang Trại “Treo Chuồng” Chăn Nuôi Gặp Khó, Nhiều Trang Trại “Treo Chuồng”

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.

07/07/2013
Giống Dâu Tằm Chất Lượng Cao Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Và Tăng Giá Trị Xuất Khẩu Giống Dâu Tằm Chất Lượng Cao Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Và Tăng Giá Trị Xuất Khẩu

Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.

07/07/2013