Méo Mặt Vì Gia Cầm Rớt Giá
Hơn 1 tháng trở lại đây, giá gà, vịt thịt ở Hậu Giang, Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động.
Trước đây, mỗi năm nuôi gà ông Dương Văn Mão ở ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có nguồn thu nhập từ 200 – 300 triệu đ. Nhưng với giá bán và đầu ra của gà thịt hiện tại khiến cho việc SX gặp nhiều khó khăn.
Ông Mão cho biết: “Cách đây vài năm, nuôi gà thả vườn bằng thức ăn công nghiệp được xem là hình thức chăn nuôi cho thu nhập cao ở vùng này. Tuy nhiên, 2 năm gần đây giá gà ngày càng giảm, đầu ra bấp bênh, chi phí thức ăn lại tăng làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể. Cứ thế này coi như tiền cũ đổi tiền mới”.
Được biết, trước đây, mỗi đợt ông Mão xuất bán vài ngàn con gà nuôi theo hình thức thả vườn nên nguồn lợi nhuận tăng đều đều. Nhưng hiện tại, nuôi gà vừa khó bán, giá lại thấp.
Đứng trước đàn gà hơn 2.000 con, ông Mão nói: “Năm vừa rồi, cứ mỗi đợt xuất bán 1.500 – 2.000 con gà với giá 80.000 đ/kg mà thời gian nuôi chỉ 3,5 - 4 tháng đã đạt trọng lượng 1,2 – 1,5 kg. Nhưng nay, giá gà chỉ ở mức 75.000 đ/kg mà số lượng bán chỉ được khoảng 500 con". Không bán được nên số gà còn lại phải nuôi tiếp. Trong khi đó tốn thêm chi phí thức ăn, tiền thuê nhân công…mà giá và trọng lượng gà chẳng tăng hơn trước là bao”.
Theo ông Mão, chỉ vài tháng nay thức ăn đã tăng giá 3 lần, với mỗi bao 25kg thêm 15.000 đ. Còn giá gà thì lại giảm khoảng 5.000 đ/kg. Giờ đây, đàn gà mấy ngàn con của ông Mão không bán được lại phải chi trả tiền thuê nhân công mỗi tháng gần 15 triệu đ.
Người nuôi vịt cũng chẳng khá hơn. Anh Trần Ngọc Nhất ở ấp 5, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp vừa bán đàn vịt gần 500 con cho biết: “Mọi năm, vào những tháng này vịt luôn đứng ở mức giá 38.000 – 40.000 đ/kg, nhưng hiện tại đàn vịt của tôi chỉ bán được giá 32.000 đ/kg. Nhờ lấy công làm lãi chứ ai thuê người làm thì coi như trắng tay”.
Được biết, chỉ sau nửa tháng, giá vịt ở đây đã giảm 6.000 đ/kg và khoảng 10.000 đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Không chỉ có gà, vịt mà trứng vịt cũng giảm theo.
Anh Lê Văn Nhẫn ở ấp Chính Gì, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) cho biết: “Mỗi ngày đàn vịt 1.800 con của tôi cho sản lượng 1.500 trứng. Khoảng 1 tháng trước, bán với giá 2.200 đ/trứng, nhưng hiện tại giảm còn 2.000 đ/trứng. Còn vịt xác (vịt đẻ) giảm từ 5.000 – 10.000 đ/con (loại 1,2 – 1,5 kg/con), xuống còn 90.000 đ/con, so với cùng kỳ năm ngoái giảm tới 15.000 – 20.000 đ/con”...
Bà Trần Thị Sáu có gần 10 năm làm nghề mua bán gà, vịt ở ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Số lượng gà lúc này ít mà giá lại giảm. Trước đây, mỗi buổi sáng bán được 80 – 100 con gà, vịt, tôi có nguồn thu nhập trên triệu đồng. Nhưng hiện tại, mỗi ngày chỉ bán được 10 – 15 con, buôn bán thế này chán lắm!”.
Theo một tiểu thương, sở dĩ giá gia cầm giảm là do nguồn thủy sản đánh bắt nhiều nên người tiêu dùng chuyển sang ăn các thức phẩm đó. Ngoài ra, sản lượng vịt mùa này tăng lên đáng kể do hộ nào cũng nuôi vịt tận dụng nguồn lúa chét.
Có thể bạn quan tâm
Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.
Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.
Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.