Mất Trắng 2.000 Ha Nuôi Cá Do Nước Lũ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Do nước lũ từ năm 2001 đến năm 2010 về thấp nên hầu hết những hộ nuôi cá chủ quan, hàng năm không gia cố bờ bao chung quanh mặt ao.
Lũ năm nay lại về sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, cường suất ngày đêm có lúc lên 6-10cm, nhiều hộ nuôi cá không kịp gia cố bờ bao, chỉ dùng lưới cao 1m chắn chung quanh mặt ao, nhưng nước lũ vượt qua mặt lưới chắn từ 0,4-1m khiến cá thoát ra sông, ruộng.
Ông Nguyễn Văn Đát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Hóa, cho biết mô hình nuôi cá trong mùa lũ rất hiệu quả, lãi thấp nhất cũng được 50 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 100 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa có hơn 80% diện tích nuôi cá bị chìm ngập trong nước lũ, nhiều hộ nuôi cá tra 2-3 năm nay, trọng lượng cá đạt 5-7 kg/con nhưng bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ở huyện Tân Hưng nhiều hộ vay tiền ngân hàng đầu tư nuôi cá trong mùa lũ, hiện có hơn 1.000 ha mặt nước nuôi cá lóc, cá phi, cá rô, cá tra bị chìm ngập do lũ, gây mất trắng.
Ngành ngân hàng ở các huyện vùng lũ đang tổ chức kiểm tra những hộ vay vốn nuôi cá bị mất trắng để có biện pháp gia hạn nợ và hỗ trợ thêm vốn cho các hộ nuôi lại sau khi lũ vừa rút, bù đắp lại thiệt hại do lũ gây ra./.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.