Mất Trắng 2.000 Ha Nuôi Cá Do Nước Lũ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Do nước lũ từ năm 2001 đến năm 2010 về thấp nên hầu hết những hộ nuôi cá chủ quan, hàng năm không gia cố bờ bao chung quanh mặt ao.
Lũ năm nay lại về sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, cường suất ngày đêm có lúc lên 6-10cm, nhiều hộ nuôi cá không kịp gia cố bờ bao, chỉ dùng lưới cao 1m chắn chung quanh mặt ao, nhưng nước lũ vượt qua mặt lưới chắn từ 0,4-1m khiến cá thoát ra sông, ruộng.
Ông Nguyễn Văn Đát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Hóa, cho biết mô hình nuôi cá trong mùa lũ rất hiệu quả, lãi thấp nhất cũng được 50 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 100 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa có hơn 80% diện tích nuôi cá bị chìm ngập trong nước lũ, nhiều hộ nuôi cá tra 2-3 năm nay, trọng lượng cá đạt 5-7 kg/con nhưng bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ở huyện Tân Hưng nhiều hộ vay tiền ngân hàng đầu tư nuôi cá trong mùa lũ, hiện có hơn 1.000 ha mặt nước nuôi cá lóc, cá phi, cá rô, cá tra bị chìm ngập do lũ, gây mất trắng.
Ngành ngân hàng ở các huyện vùng lũ đang tổ chức kiểm tra những hộ vay vốn nuôi cá bị mất trắng để có biện pháp gia hạn nợ và hỗ trợ thêm vốn cho các hộ nuôi lại sau khi lũ vừa rút, bù đắp lại thiệt hại do lũ gây ra./.
Related news

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...