Ngược xu thế
Nước thải chăn nuôi tưới cây trồng
Những quy định không phù hợp kéo dài đã và đang đè bẹp các DN chăn nuôi trong nước nếu không có giải pháp gỡ khó kịp thời. Quy định nước thải chăn nuôi phải đạt loại A (con người uống được) như quy định của Bộ TN-MT, tiêu chuẩn này cao hơn Thái Lan 10 lần, Malaysia 12 lần với chăn nuôi heo. Quy mô nhỏ vừa thiếu bền vững, vừa là nguyên nhân phát sinh, lây lan dịch bệnh nên chăn nuôi tập trung là hướng tất yếu để phát triển. Thế nhưng, thực tế nhiều DN, nông dân phải đi ngược xu hướng này để không bị phạt.
DN xây dựng trại heo 1.000 con trở lại (quy mô hộ) mới “lách” được quy định về nước thải loại A. Nếu mở rộng, tăng đàn heo trên 1.000 con, bắt buộc các chủ trang trại phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải khoảng 5 tỷ đồng. Vậy mỗi 1kg heo phải gánh bao nhiêu tiền vào giá thành, làm sao cạnh tranh với thịt heo ngoại nhập tràn lan trên thị trường. Nhiều chủ trang trại chỉ nuôi đến 1.000 con mà không dám tăng đàn, dù có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
Chỉ DN nước ngoài mới có nguồn lực xây dựng hoặc thuê lại những trại nuôi heo hiện đại trong khu vực như trại heo của Công ty CP CPV tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Quy định này gây ra sự lãng phí nguồn phân bón hữu cơ, trong khi người nông dân phải sử dụng phân bón vô cơ ảnh hưởng đến môi trường. Ông bà chúng ta đã biết tận dụng chất thải chăn nuôi bón cho cây trồng, giảm được chi phí cả chăn nuôi và trồng trọt. Người dân tìm đến trang trại chăn nuôi để mua phân, nước thải tưới cho cây trồng là nhu cầu có thật, trang trại nhờ đó giảm bớt chi phí, nhưng luật lại không cho.
Nếu xử lý nước thải đạt loại A, cả người chăn nuôi lẫn người trồng trọt đều bị thiệt. Nước thải qua xử lý chỉ để “giải khát” cho cây thay vì “bón” do mất đi giá trị dinh dưỡng. Vậy có ai mua nước thải từ chuồng heo đã qua xử lý (loại A) để về uống hay tắm? Việt Nam đang có tiêu chuẩn nước tưới cho cây, tại sao không áp dụng cho nước thải chăn nuôi kết hợp chăn nuôi và trồng trọt. Trong khi việc sử dụng phân bón vô cơ lâu dài làm thoái hóa đất và tác động xấu hơn đến môi trường đất mà con làm tăng chi phí cây trồng.
Nhiều cách xử lý
Tại những nước có nền chăn nuôi tiến bộ và hiện đại như Mỹ, Úc, Thái Lan, Malaysia… khi đầu tư dự án chăn nuôi, các DN có 2 lựa chọn. Nếu đầu tư trại heo công suất 5.000 con (ví dụ: cần 5ha), DN đăng ký chất thải và nước thải dùng cho tưới cây, DN đó sẽ đầu tư thêm 5ha bên cạnh để trồng cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu… Nước thải từ chăn nuôi gom lại đi qua hệ thống biogas và tưới cho cây trồng, không được phép thải ra sông, suối. Hoặc DN đó đăng ký thải ra sông, suối thì phải tuân thủ các quy định về môi trường và tài nguyên nước. Hai hình thức này hoàn toàn tách biệt, DN nào làm sai sẽ bị phạt nặng, thậm chí ngưng hoạt động.
Với lựa chọn thứ nhất, DN trong nước đủ khả năng đầu tư do chi phí xử lý chất thải thấp (so với lựa chọn 2), giảm được giá thành vật nuôi và tận dụng chất thải để trồng cây công nghiệp với giá thành rẻ, đất đai không bị thoái hóa, DN có thêm doanh thu từ cây trồng. Nếu giá heo thấp vẫn chịu đựng được nhờ doanh thu phụ.
Mô hình này mang tính cạnh tranh cao và bền vững. Nhà nước giảm nhập siêu phân bón, tạo thêm việc làm cho người dân, cũng là gỡ khó cho ngành chăn nuôi trong nước trong thời kỳ hội nhập thế giới theo hướng khả thi không cần xin ngân sách để hỗ trợ lãi suất, đền bù do dịch bệnh, giảm tiền thuê đất… Suy cho cùng, chất thải, nước thải từ chăn nuôi không phải là chất độc, không giống như nước và chất thải công nghiệp là hóa chất độc hại với môi trường, con người, cần kiểm soát chặt trước khi thải ra. Hiện tại các nước có nền chăn nuôi lớn trên thế giới và khu vực đang đi theo mô hình này để tận dụng tối đa ưu thế cho quốc gia. Tại sao chúng ta không nghiên cứu áp dụng, trong khi lại làm khó DN khi đặt ra quy định bất hợp lý này.
Anh Âu Thanh Long đang tham gia chuyến đi Đan Mạch và Hà Lan để mua heo giống GGP Dambred do Cục trưởng Cục Chăn nuôi làm trưởng đoàn xúc tiến chương trình liên kết với các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến. Đoàn đi tham quan nhiều trại nuôi và nhận thấy, các trại đều thu hồi nước thải về các hồ chứa sau đó đánh đều lên pha thêm nước với tỷ lệ 10%, không xử lý gì và cho xe bồn hút ra tưới cánh đồng bên cạnh trồng bông cải (làm dầu ăn) hay trồng cỏ cho bò. Hiện nay cơ quan quản lý nhiều nước không cho dùng phân hóa học.
Việt Nam làm ngược lại, dùng phân hóa học, không cho dùng phân từ nước thải chăn nuôi. Khi so sánh kết quả chất lượng 2 cách quản lý này, đoàn của Bộ NN-PTNT thừa nhận, chúng ta đang đi sai đường và sẽ kiến nghị bộ trưởng có văn bản với Bộ TN-MT sớm thay đổi cho phù hợp, cởi trói cho chăn nuôi.
Thịt bò Úc ngon hơn thịt bò Việt Nam, nhưng giá bán bằng với giá thịt bò trong nước dù giá nhân công, chi phí vận chuyển về Việt Nam rất cao và việc bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Tại sao? Nuôi 1.000 con bò thịt chỉ cần 2 người, trại được chia thành 5 khu có hàng rào riêng từng khu. Đầu tiên, 2 lao động lùa bò bằng xe cơ giới vào khu 1 cỏ đạt chuẩn, bò tự ăn, tự đi tiêu và tiểu tại đây. Khoảng 20 ngày bò ăn hết cỏ khu 1, lùa toàn bộ bò sang khu 2.
Hai công nhân quay về khu 1, dùng máy cày xới đất cho phân bò và nước tiểu trộn đều và chuẩn bị đất để gieo (tự động) hạt giống cỏ. Tương tự, như thế cho khu 2,3,4,5. Khi bò ăn tới khu 5 thì cỏ khu 1 đủ chuẩn cho bò ăn lại. Đó là mô hình khép kín chăn nuôi, không dùng phân bón hóa học, không cần xử lý chất thải mà còn tận dụng chất thải từ bò cho cỏ không tốn chi phí mà còn cân bằng môi trường rất tự nhiên. Đó là lý do tại sao bò Úc có giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm này xuất phát từ đề tài "Nghiên cứu biện pháp ủ chua ngọn lá mía làm thức ăn chăn nuôi bò thịt" của các nhà khoa học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội do TS. Đặng Vũ Bình làm chủ nhiệm. Cận tôi xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.
Hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) đã chuyển giao 101.000 con cá tra bố mẹ cho 9 tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2013, số cá bố mẹ này sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân.
Theo kế hoạch của Sở NN- PTNT Ninh Thuận vụ HT 2008, tòan tỉnh gieo trồng 20.207ha cây trồng các loại. Để vụ hè thu thắng lợi trong điều kiện nguồn nước eo hẹp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành chức năng. Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty KTCTTL Ninh Thuận cho biết
Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (ASAID), đã tổ chức Hội thảo quốc tế về kỹ thuật và chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI).
Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).