Mặt Hàng Trứng Khó Đầu Cơ
Thời gian qua, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi giảm đáng kể. Tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường không hề giảm tương ứng
Có thông tin cho rằng giá trứng giảm là do các công ty lớn làm giá. Theo các công ty kinh doanh trứng, không thể “đẩy” giá bán lẻ xuống rồi lại “đẩy” giá lên trong thời gian ngắn vì điều đó dễ gây sốc. Các công ty sản xuất, kinh doanh trứng gia cầm cũng cho rằng với mặt hàng trứng thì khó có thể xảy ra chuyện làm giá.
Lệ thuộc thị trường
Tổng sản lượng trứng gia cầm trong cả nước là 7,5 tỉ trứng/năm, trong đó trứng gà 5,5 tỉ trứng, trứng gà công nghiệp 2,9 tỉ trứng, chiếm 53%. Những biến động về thời tiết như lụt bão đều gây tác động xấu đến lưu thông và tiêu thụ. Với đặc điểm này, thị trường trứng gà đang là một biến số theo thời gian và khó dự báo. Do vậy, chăn nuôi gà đẻ trứng chịu sự chi phối của thị trường và chứa đựng rủi ro về giá cả.
Thị trường tiêu thụ trứng giảm vào các tháng nghỉ hè của học sinh, sinh viên. Nhu cầu trứng gà thường được dự báo tăng đột biến 20%-25% trong thời gian 2-3 tuần trước Tết Nguyên đán. Sức tiêu thụ trứng gà trong và sau Tết Nguyên đán gần như bằng 0. Đặc điểm thị trường này cũng là yếu tố làm mất cân đối cung cầu trong chăn nuôi gà đẻ.
Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho rằng thời điểm sau Tết Trung thu, sức tiêu thụ trứng gà giảm, dẫn đến tồn kho nhiều. Thời điểm này kết hợp với bão lũ liên tục xảy ra tại miền Trung làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển và tiêu thụ trứng gà càng khiến tăng lượng hàng tồn kho. Do đó, các đơn vị chăn nuôi gà đẻ buộc phải hạ giá bán để giải phóng hàng.
Ông Đàm Văn Hoạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho biết mặt hàng trứng tươi không thể trữ lâu, phải đưa vào tiêu thụ ngay. Nếu trữ trong kho lạnh thời gian dài thì chi phí sẽ rất cao, không hiệu quả nên khó xảy ra việc trữ hàng để làm giá. Còn theo ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, giá trứng gà thời gian qua chỉ giảm trong ngắn hạn nên công ty không thể giảm giá thu mua trứng mà vẫn mua với giá cao để nông dân yên tâm chăn nuôi.
Muốn tăng sản lượng phải chờ đến nửa năm
Theo phân tích của các chuyên gia, sản xuất trứng gà tươi không thể thay đổi đột biến về sản lượng trong thời gian ngắn. Trứng có thời gian bảo quản ngắn, chi phí bảo quản lớn nên không thể trục lợi. Khả năng nắm giữ thị trường, điều tiết thị trường bằng trứng gà rất hạn chế. Việc chuẩn bị một lượng lớn trứng để duy trì trong thời gian dài bán dưới giá thành là điều không thể. Sau giai đoạn giá trứng giảm là giai đoạn tăng giá cũng không thể tăng sản lượng để trục lợi.
Để có được trứng gà, người chăn nuôi cần 5 tháng lập kế hoạch chuẩn bị gà con 1 ngày tuổi vì gà bắt đầu đẻ trứng lúc 20 tuần tuổi. Mặc dù trong chăn nuôi gà đẻ công nghiệp, người chăn nuôi có thể mua gà hậu bị (17-18 tuần tuổi) để có trứng gà thương phẩm sau 2-3 tuần nuôi nhưng người nuôi rất khó chủ động.
Gà đẻ trứng thương phẩm có chu kỳ đẻ trứng 1 năm, người chăn nuôi thường loại gà đẻ trứng để bán thịt sau 1 năm sinh sản. Tỉ lệ đẻ trung bình là 80%, tức 0,8 quả trứng/con gà đẻ/ngày, nên không thể tăng và cũng khó giảm sản lượng trứng. Tổng sản lượng trứng gà tại một giai đoạn nào đó ít có sự thay đổi.
Có thể bạn quan tâm
Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.
Dịch bệnh trên tôm nuôi đang có dấu hiệu lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước và Thới Bình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, đến nay đã có 5.979 hộ khôi phục và thả giống lại đợt 2 với diện tích 6.140 ha, chiếm 55,8% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Bồ câu là một trong những vật nuôi thường được "nuôi chơi", nuôi vài ba cặp cho vui, nhưng với gia đình anh Đặng Văn Cẩn, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), chim bồ câu thực sự đã trở thành vật nuôi giúp anh chị làm giàu. Thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, nhờ nuôi chim bồ câu, anh chị đang trên đường trở thành triệu phú.
Thời gian qua ở Quảng Ninh nhiều giống thuỷ, hải sản giá trị cao được đưa vào nuôi trồng như: Tu hài, cua bể, cá cháp, cá vược… đã mở ra những hướng phát triển hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, làm giàu cho bà con. Cũng giống như nghề nuôi trồng các giống thuỷ hải sản ở những địa phương khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm hùm đang là một nghề mới, mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế ở Hải Hà.