Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ nông, thủy sản vẫn nóng

Tiêu thụ nông, thủy sản vẫn nóng
Ngày đăng: 14/07/2015

Thiếu đủ đường

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn đại biểu Quảng Bình) đặt vấn đề: Phần lớn việc tiêu thụ sản phẩm của ngư dân hiện nay phụ thuộc vào thương lái. Nhiều ngư dân khó khăn trước khi ra khơi phải nợ chi phí đèn dầu, đá ướp. Để tính chuyện làm ăn lâu dài thì phải nhập cho các đầu nậu. Trong lúc đó, nhiều tỉnh không có cơ sở sản xuất chế biến, không có chợ cá và không có trung tâm đấu giá để trao đổi hàng hóa đúng giá trị”.

Còn đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) nhận định: Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản hợp lòng dân. Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy, việc thực hiện chính sách này còn nhiều bất cập, hạn chế, như việc đầu tư vốn xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh bão ở nhiều dự án chưa kịp thời, dàn trải, thiếu đồng bộ. Một số quy định của Nghị định còn chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung. Việc thành lập quản lý tổ, đội hợp tác xã ở các địa phương còn chậm và thiếu chặt chẽ...

Về tình hình khai thác, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) lo lắng khi sản lượng hải sản khai thác cho phép ngoài khơi ở nước ta ước tính 1,1 triệu tấn, còn sản lượng khai thác gần bờ khoảng 600.000 tấn, nhưng hiện nay sản lượng khai thác gần bờ lại là 1,1 triệu tấn còn khai thác xa bờ chỉ đạt 600.000 tấn. Đại biểu Tuyết đặt câu hỏi: “Vì sao chính sách hỗ trợ ngư dân, đánh bắt xa bờ trong thời gian qua chậm phát huy tác dụng?”. 

Kỳ vọng Nghị định 67

Liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, đã nhìn thấy vấn đề này và Chính phủ cũng đã có chủ trương. “Tại Nghị định 67, đã có chính sách để hỗ trợ ngư dân, đó là cho ngư dân vay vốn để ra khơi sản xuất với phương châm là khi ngư dân chủ động được về vốn từ nguồn của nhà nước thì không bị phụ thuộc về vốn, phải tạm ứng về vật tư, lương thực, thực phẩm khi ra khơi từ thương lái để rồi khi về phải bán sản phẩm cho thương lái trong một số trường hợp bị ép. Tới nay đã cho vay được 23 tỷ đồng”. Cũng theo ông Cao Đức Phát thì đây là một giải pháp, còn những giải pháp khác chúng ta cũng phải tiếp tục thực hiện. Trong đó, vấn đề tổ chức lại sản xuất, hình thành tổ đội sản xuất, hình thành hệ thống dịch vụ hậu cần và phát triển mạnh hơn hệ thống chế biến, trực tiếp thu mua sản phẩm do ngư dân đưa về bờ.

Về chủ trương liên kết 4 nhà, Bộ trưởng Phát cho hay, qua 10 năm đã cố gắng triển khai thực hiện. Thực tế, một số loại sản phẩm như bò sữa và mía đường thì việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân được thực hiện khá phổ biến. Nhưng đối với những sản phẩm mà nông dân không nhất thiết phải gắn bó với nhà máy chế biến hoặc là doanh nghiệp tiêu thụ thì sự liên kết còn lỏng lẻo.

Lý giải về sự chưa thành công như mong đợi. Bộ trưởng Phát cho hay, một phần rất quan trọng là doanh nghiệp trong nông nghiệp ít và những doanh nghiệp thực sự muốn liên kết có năng lực về tài chính, có kho tàng, có cơ sở chế biến có thể liên kết và thực hiện liên kết thì không nhiều. Bên cạnh đó, khu vực ĐBSCL thì các tổ hợp tác và các hợp tác xã rất ít, doanh nghiệp rất khó khăn khi liên kết trực tiếp với hàng chục nghìn hộ nông dân và gần như điều đó là không thể, cần phải có các tổ hợp tác và hợp tác xã để làm trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân.

Liên quan đến việc thực hiện Nghị định 67, theo ông Phát, đầu tiên để đánh bắt xa bờ thì phải có tàu cá, trước khi có Nghị định này thì ngư dân tự mình đóng tàu, nhưng từ sau khi Nghị định 67 của Chính phủ đã vào cuộc và hỗ trợ trực tiếp mạnh mẽ hơn. Với sự nỗ lực của ngư dân thì số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã tăng lên rất mạnh. “Khi tôi nhận nhiệm vụ tôi được thông báo là số tàu đánh bắt xa bờ khoảng hơn 20.000 chiếc, đến hết tháng 5 này con số đó đã lên tới 30.000 tàu và mã lực bình quân của một con tàu là 122 mã lực/tàu. Bộ đang tiếp tục hỗ trợ ngư dân các phương tiện, các kỹ thuật để đánh bắt có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trữ lượng cá tại các vùng xa bờ cũng có hạn. Do vậy, phải phát triển một cách vững chắc để ngư dân khai thác ngoài xa có hiệu quả, lâu dài” - Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả Cao Chương Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

30/06/2013
Làm Giàu Từ Mía Làm Giàu Từ Mía

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

01/04/2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Chẽm

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

22/07/2013
Lợi Trước Mắt, Hại Lâu Dài Lợi Trước Mắt, Hại Lâu Dài

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

22/07/2013
Tìm Giải Pháp Cho Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) Tìm Giải Pháp Cho Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

02/04/2013