Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mang cuộc sống mới cho nông thôn

Mang cuộc sống mới cho nông thôn
Ngày đăng: 15/10/2015

Sở KH&CN tỉnh đã thực hiện được các mô hình sản xuất cây giống chất lượng cao, phục vụ nhu cầu sản xuất cho nông dân.

Phục vụ nông nghiệp nông thôn

Trong giai đoạn 2011-2015, từ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ (KHCN), tỉnh đã đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trong đó, tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tiêu biểu có mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu thuộc dự án cấp bộ “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang”.

Dự án đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí meo giống nấm rơm, bịch phôi các loại nấm ăn và nấm dược liệu, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tại thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp.

Bước đầu, mô hình đã tạo điều kiện cho lao động nhàn rỗi có thêm thu nhập, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Thông qua đó, bà con cũng được các cán bộ khoa học hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm ăn và nấm dược liệu, kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm.

Ông Lưu Công Bằng, ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Tham gia mô hình, tôi được cung cấp bịch phôi để trồng thử.

Sau thời gian thực hiện, tôi thấy mô hình cũng khá hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

Mô hình trồng 50ha khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP cũng góp phần nâng cao phẩm chất cho trái khóm.

Sau ba năm triển khai xây dựng mô hình sản xuất khóm Queen “Cầu Đúc” theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng được cải thiện đáng kể.

Từ đó đã nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của trái khóm Queen “Cầu Đúc” Hậu Giang trên thị trường.

Đến nay, mô hình 50ha sản xuất khóm Queen “Cầu Đúc” theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn được Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tiếp tục duy trì, bởi hiệu quả thấy rõ.

Không chỉ vậy, Sở KH&CN tỉnh còn thực hiện hàng loạt các mô hình sản xuất giống cây, con chất lượng cao; trồng cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản; xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản...

Các mô hình đã góp phần tạo sức bật mới cho ngành nông nghiệp cả tỉnh.

Bảo hộ cho nông sản chủ lực

5 năm qua, hàng loạt nông sản chủ lực của tỉnh được Sở KH&CN tỉnh quan tâm đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Cả tỉnh có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng nhãn hiệu chứng nhận, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là: lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc.

Hiện tại, 2 nông sản chủ lực là cam xoàn Phụng Hiệp và xoài cát Bảy Ngàn cũng đã được Sở KH&CN tỉnh gửi hồ sơ, dự kiến sẽ được công nhận trong năm tới.

Kết quả này góp phần đưa nông sản Hậu Giang đủ “năng lực” vươn ra thị trường trong nước và nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Thật, Giám đốc Hợp tác xã chanh không hạt Thạnh Phước, cho biết: Cũng nhờ được bảo hộ nhãn hiệu nên sản phẩm chanh không hạt của hợp tác xã tạo được uy tín, lòng tin với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Bởi vậy, số lượng chanh được đặt hàng xuất khẩu đến các nước châu Âu ngày càng gia tăng.

Có thể nhận thấy, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác nghiên cứu, phối hợp với các ngành, địa phương ứng dụng kết quả KHCN đã mang lại những kết quả nhất định.

Song, sức lan tỏa vào sản xuất, đời sống chưa nhiều, số lượng kết quả đề tài nghiên cứu được ứng dụng vẫn còn khá khiêm tốn.

Nói về vấn đề này, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Huỳnh Trường Vĩnh đã đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới: “Sau khi các đề tài, dự án báo cáo nghiệm thu, Sở KH&CN sẽ chuyển giao ngay kết quả nghiên cứu cho các đơn vị liên quan tiếp nhận, vận động cơ quan, doanh nghiệp xã hội hóa trong ứng dụng triển khai, nhân rộng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Để KHCN trở thành phong trào rộng khắp trong toàn dân, nhằm làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên mọi lĩnh vực”.

Giai đoạn 2010-2015, Sở KH&CN tỉnh đã tổ chức xét duyệt, nghiệm thu cho gần 190 đề tài, dự án; chuyển giao kết quả nghiên cứu 115 đề tài, dự án cho các đơn vị tiếp nhận và triển khai ứng dụng vào thực tế.


Có thể bạn quan tâm

Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gia súc nhập tỉnh Sóc Trăng Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gia súc nhập tỉnh Sóc Trăng

Công tác kiểm dịch động vật nhập tỉnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và góp phần đáng kể trong kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

22/10/2015
Trăn tiếp tục rớt giá Trăn tiếp tục rớt giá

Sau một thời gian ngắn giá trăn ổn định trở lại giúp người nuôi phấn khởi. Nhưng kể từ giữa năm 2014 đến nay, giá trăn lại bắt đầu giảm và tiếp tục giảm.

22/10/2015
Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2015 Khó Bứt Phá Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2015 Khó Bứt Phá

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt 1,76 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với năm 2013. Quý I/2015, xuất khẩu cá tra chưa có dấu hiệu hồi phục do thị trường tiêu thụ vẫn trầm lắng, nội tại ngành cá tra còn nhiều bất cập và đang chịu tác động của một số chính sách mới.

03/03/2015
Khẩn Trương Đổi Mới Ngành Mía Đường Việt Nam Khẩn Trương Đổi Mới Ngành Mía Đường Việt Nam

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Dưới góc độ nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nội địa, thương mại biên giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài viết quan trọng về vấn đề trên.

03/03/2015
Trồng Ớt Vụ Đông Xuân Cho Thu Nhập Khá Trồng Ớt Vụ Đông Xuân Cho Thu Nhập Khá

Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.

03/03/2015