Người Phụ Nữ Chinh Phục Đất Khó
Một ngày nắng gắt cuối tháng 3, chúng tôi về thăm trang trại của chị Phan Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chị Hằng là người được nhiều nông dân ở xã Hải An ngưỡng mộ bởi ý chí vượt khó làm giàu.
“Trước kia, nơi đây là bãi cát đầy cây sim dại. Lúc mới ra đây, vợ chồng tôi nản lắm. Nhưng rồi, nghĩ đến gia cảnh quá nghèo khó, không mạnh dạn làm thì suốt đời cứ nghèo mãi...” - chị Hằng bắt đầu câu chuyện.
Vợ chồng chị bắt tay khai hoang cải tạo đất, gây dựng trang trại. Đất khó không phụ lòng người, hiện trong trang trại của chị Hằng thường xuyên có trên 200 con lợn thịt (mỗi năm xuất chuồng 2-3 lứa); 500 con gà; hồ cá lóc nuôi 1.500 con. Chị còn trồng các loại rau như ngô, cải, đậu đỗ các loại... Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết mọi chi phí, chị Hằng lãi ròng 300 triệu đồng.
Cùng với việc sản xuất, chị Hằng còn mở thêm đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hùn vốn nuôi tôm trên cát... Những việc làm thêm này cũng mang lại thu nhập đáng kể. Mỗi vụ nuôi tôm, trừ chi phí, gia đình chị cũng thu thêm từ 60 - 80 triệu đồng.
Có tiền, chị Hằng có điều kiện tham gia công tác xã hội, địa phương... Gia đình chị luôn đi đầu ở xã Hải An về việc ủng hộ và tham gia đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, đỡ đầu chị em phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn...
Sự năng động, dám vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu của chị Hằng đã trở thành tấm gương cho nhiều nông dân ở xã Hải An và huyện Hải Lăng.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.
Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.
Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.
“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.