100.000ha Cà Phê Già Cỗi Cần Tái Canh Ở Tây Nguyên
Theo thống kê của Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện toàn khu vực Tây Nguyên có hơn 450.000ha cà phê, trong đó có 100.000ha già cỗi (trên 20 năm tuổi) cần tái canh.
Đây là diện tích cà phê có năng suất thấp (dưới 1,5 tấn/ha), không có khả năng phục hồi hay ghép cải tạo. Cũng theo tính toán của Viện, đến năm 2020 sẽ có hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực Tây Nguyên (trên 300.000ha) sẽ phải tái canh.
Tuy nhiên, việc trồng lại cây cà phê trên đất đã trồng cà phê ở Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn do nguồn sâu bệnh tích lũy trong đất cao. Nhiều nông dân nhổ cà phê cũ trồng lại, sau 2-3 năm cà phê lại bị chết, gây thiệt hại lớn.
Có thể bạn quan tâm
Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.
Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.
Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.
Theo các lực lượng chống buôn lậu, tình hình buôn lậu, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép qua địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, và đến thời điểm này buôn lậu gia cầm có chiều hướng “tăng nhiệt”.
Nhằm nâng cao chất lượng đàn bò, tạo hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi bò, thời gian qua, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã triển khai mô hình lai tạo đàn bò, nâng cao tỉ lệ bò lai của địa phương.