Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mang cuộc sống mới cho nông thôn

Mang cuộc sống mới cho nông thôn
Publish date: Thursday. October 15th, 2015

Sở KH&CN tỉnh đã thực hiện được các mô hình sản xuất cây giống chất lượng cao, phục vụ nhu cầu sản xuất cho nông dân.

Phục vụ nông nghiệp nông thôn

Trong giai đoạn 2011-2015, từ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ (KHCN), tỉnh đã đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trong đó, tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tiêu biểu có mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu thuộc dự án cấp bộ “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang”.

Dự án đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí meo giống nấm rơm, bịch phôi các loại nấm ăn và nấm dược liệu, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tại thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp.

Bước đầu, mô hình đã tạo điều kiện cho lao động nhàn rỗi có thêm thu nhập, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Thông qua đó, bà con cũng được các cán bộ khoa học hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm ăn và nấm dược liệu, kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm.

Ông Lưu Công Bằng, ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Tham gia mô hình, tôi được cung cấp bịch phôi để trồng thử.

Sau thời gian thực hiện, tôi thấy mô hình cũng khá hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

Mô hình trồng 50ha khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP cũng góp phần nâng cao phẩm chất cho trái khóm.

Sau ba năm triển khai xây dựng mô hình sản xuất khóm Queen “Cầu Đúc” theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng được cải thiện đáng kể.

Từ đó đã nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của trái khóm Queen “Cầu Đúc” Hậu Giang trên thị trường.

Đến nay, mô hình 50ha sản xuất khóm Queen “Cầu Đúc” theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn được Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tiếp tục duy trì, bởi hiệu quả thấy rõ.

Không chỉ vậy, Sở KH&CN tỉnh còn thực hiện hàng loạt các mô hình sản xuất giống cây, con chất lượng cao; trồng cây đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP; trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản; xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản...

Các mô hình đã góp phần tạo sức bật mới cho ngành nông nghiệp cả tỉnh.

Bảo hộ cho nông sản chủ lực

5 năm qua, hàng loạt nông sản chủ lực của tỉnh được Sở KH&CN tỉnh quan tâm đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Cả tỉnh có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng nhãn hiệu chứng nhận, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là: lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc.

Hiện tại, 2 nông sản chủ lực là cam xoàn Phụng Hiệp và xoài cát Bảy Ngàn cũng đã được Sở KH&CN tỉnh gửi hồ sơ, dự kiến sẽ được công nhận trong năm tới.

Kết quả này góp phần đưa nông sản Hậu Giang đủ “năng lực” vươn ra thị trường trong nước và nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Thật, Giám đốc Hợp tác xã chanh không hạt Thạnh Phước, cho biết: Cũng nhờ được bảo hộ nhãn hiệu nên sản phẩm chanh không hạt của hợp tác xã tạo được uy tín, lòng tin với khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Bởi vậy, số lượng chanh được đặt hàng xuất khẩu đến các nước châu Âu ngày càng gia tăng.

Có thể nhận thấy, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, góp phần cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác nghiên cứu, phối hợp với các ngành, địa phương ứng dụng kết quả KHCN đã mang lại những kết quả nhất định.

Song, sức lan tỏa vào sản xuất, đời sống chưa nhiều, số lượng kết quả đề tài nghiên cứu được ứng dụng vẫn còn khá khiêm tốn.

Nói về vấn đề này, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Huỳnh Trường Vĩnh đã đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới: “Sau khi các đề tài, dự án báo cáo nghiệm thu, Sở KH&CN sẽ chuyển giao ngay kết quả nghiên cứu cho các đơn vị liên quan tiếp nhận, vận động cơ quan, doanh nghiệp xã hội hóa trong ứng dụng triển khai, nhân rộng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Để KHCN trở thành phong trào rộng khắp trong toàn dân, nhằm làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên mọi lĩnh vực”.

Giai đoạn 2010-2015, Sở KH&CN tỉnh đã tổ chức xét duyệt, nghiệm thu cho gần 190 đề tài, dự án; chuyển giao kết quả nghiên cứu 115 đề tài, dự án cho các đơn vị tiếp nhận và triển khai ứng dụng vào thực tế.


Related news

Tôm Được Mùa, Được Giá Tôm Được Mùa, Được Giá

Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.

Thursday. December 12th, 2013
Cam Kết Không Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Cam Kết Không Dùng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Ngày 30-12, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiệp hội vừa tổ chức họp mặt gần 200 hộ chăn nuôi và các chủ trang trại trong tỉnh để cùng cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Friday. January 3rd, 2014
Mô Hình Nuôi Gà Thịt J Dabaco Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Gà Thịt J Dabaco Đạt Hiệu Quả Cao

Cùng với đó, các hộ dân còn được tập huấn kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh đúng cách. Sau hơn 3 tháng nuôi, đàn gà của các hộ đều có tỷ lệ sống gần 100%, phát triển nhanh, trọng lượng trung bình đạt 2 kg/ con.

Friday. January 3rd, 2014
Mô Hình Nuôi Ếch Đem Lại Thu Nhập Cao Cho Nông Dân Mô Hình Nuôi Ếch Đem Lại Thu Nhập Cao Cho Nông Dân

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhu cầu tiêu thụ ếch nuôi để làm thực phẩm tăng lên. Nhiều nông dân đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế cho thấy, các mô hình sản xuất này mang lại hiệu quả cao cho nông dân và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Friday. December 13th, 2013
Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng Trại Ngựa Bạch Bên Sông Hồng

Vào năm 2006 người chị của Thắng gợi ý anh nuôi ngựa bạch. Anh kể: “Tôi và chị mình sau nhiều ngày bàn bạc, đi tìm hiểu các trại ngựa khắp nơi. Khi đó tổng số ngựa bạch trên cả nước chỉ còn khoảng 400 - 500 cá thể. Ngựa được thịt ra nấu cao ngày một nhiều, còn người đi nhân giống lai tạo ngựa bạch khi đó hầu như không có”. Sau đó, Thắng đã quyết định bán hết gà, vịt cộng với tiền của chị mình để lập trang trại ngựa bạch.

Friday. January 3rd, 2014