Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự báo xuất khẩu thủy sản hồi phục sau điều chỉnh tỷ giá

Dự báo xuất khẩu thủy sản hồi phục sau điều chỉnh tỷ giá
Ngày đăng: 23/05/2015

Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD. Động thái tích cực này của NHNN có thể giảm “bớt nhiệt” cho những khó khăn của XK thủy sản do biến động về tỷ giá ngoại tệ trong thời gian gần đây.

Theo thông báo, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để tiếp tục ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chính sách một cách phù hợp.

Có đến hơn 90% DN thủy sản lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng. Đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ tác động trực tiếp theo hướng tích cực cho các DN XK sang thị trường Mỹ. Mặc dù, các DN XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc… vẫn thu USD nhưng cho đến nay, tỷ giá các đồng nội tệ ở những thị trường này vẫn đang mất giá so với đồng USD.

Điều này dẫn tới, nhu cầu vẫn chưa tăng cao, khách hàng tiếp tục đòi giảm giá NK. Trong khi đó, các DN XK tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước đối thủ như: Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh… trong khi đó Chính phủ các nước đang thả nổi tỷ giá nước họ lên tới hàng chục % để ủng hộ cho XK. Khó khăn hơn, trên thị trường thế giới, VNĐ đang thực sự yếu hơn so với Nhân dân tệ, Rupee, Taka, Peso… Đó đã là một thiệt thòi của các DN Việt Nam so với các nước nguồn cung khác.

Ước tính, từ đầu năm tới nay, đồng Yên đã giảm 15 - 20%, đồng EUR cũng giảm sâu tới 20% so với USD. Điều này dẫn tới nhu cầu NK của 2 thị trường lớn thứ 2 và 3 thủy sản Việt Nam là: EU và Nhật Bản giảm mạnh. Tính đến hết tháng 3/2015, giá trị XK sang thị trường XK EU đạt 251 triệu USD, giảm 10,7%; giá trị XK sang Nhật Bản đạt 193 triệu USD, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK tôm sang EU giảm 3%; sang Nhật Bản giảm 27,6%; giá trị XK cá tra sang EU cũng giảm 17,7%; XK cá ngừ sang EU giảm 15,5% và sang Nhật Bản giảm mạnh tới 43,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giá dầu thô giảm kéo theo đó là chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy XK, giảm NK của nhiều quốc gia khiến cho XK của Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Điều này đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của các nước khác sang thị trường Mỹ và các thị trường NK lớn khác trong khi các khách hàng NK phải mua hàng Việt Nam với giá cao hơn. Do đó nhu cầu NK ngày càng giảm đi đôi với việc thương lượng để được giảm giá bán.

Một số DN XK thủy sản cho rằng, việc nới lỏng tỷ giá vừa qua của NHNN phần nào giảm căng thẳng về mức độ ổn định sẽ gây bất lợi cho hàng nông lâm thủy sản XK. Theo đó, trong thời gian tới, khi tình hình XK khả quan hơn sẽ tác động ngược lại theo hướng tích cực vào giá thủy sản nguyên liệu. Nếu thị trường XK tốt hơn, tiêu thụ tăng hơn trong quý II và III/2015, giá nguyên liệu tôm, cá tra trong nước sẽ tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay khi nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được sản xuất, các DN NK nguyên liệu lại không có lợi.

Nhưng nhiều DN XK tôm, cá tra đang trông đợi vào những chuyển biến tích cực cho hoạt động kinh doanh trong các quý tới nhờ những triển khai quyết liệt, đồng bộ của các Bộ ngành, địa phương các mục tiêu của Nghị quyết 19/CP-CP nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, DN, của quốc gia. Việc nới lỏng biến tỷ giá chỉ là một động thái trong nhiều các biện pháp khác để thúc đẩy XK.

Nhiều yếu tố khác ảnh hưởng mạnh tới hoạt động XK tăng hay giảm trong quý tới, năm tới. Kế hoạch trước mắt của các DN là ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường XK, tranh thủ điều kiện, cơ hội mà các chính sách trong nước đang mang lại. Biến động tỷ giá cũng là một khó khăn không tác động trực tiếp tới sản xuất, XK nhưng đã tạo hiệu ứng không tốt cho XK thủy sản kể từ cuối năm 2014 đến nay. Dự báo sau động thái điều chỉnh tỷ giá, dự báo XK thủy sản sẽ có động lực hồi phục trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

20/06/2013
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

20/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

23/10/2013
Khẩn Trương Phòng Chống Dịch Bệnh Ở Tôm Khẩn Trương Phòng Chống Dịch Bệnh Ở Tôm

Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ nuôi vừa mới bắt đầu. Sau vụ nuôi 2012 có hiệu quả thì năm nay dịch bệnh ở tôm lại bùng phát gây thiệt hại đáng kể cho người dân.

04/06/2013
Nuôi Bò Vỗ Béo Thu Lợi Nhuận Cao Nuôi Bò Vỗ Béo Thu Lợi Nhuận Cao

Hiện nay, nuôi bò là mô hình có hiệu quả kinh tế khá cao, nên thu hút nhiều người nuôi. Việc chăm sóc bò cũng rất đơn giản, thức ăn chủ yếu thường là các loại cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho bò ăn thêm một số thức ăn khác.

23/10/2013