Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm

Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm
Publish date: Tuesday. June 19th, 2012

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

Nếu không có sự hỗ trợ, nguy cơ thất truyền nghề có thể xảy ra.

Dưới chân núi Lang Bian (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), từ lâu đã hình thành một làng dệt thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số - làng dệt Bnơ C. "Ở đây, con gái từ khi còn nằm trong bụng mẹ là phải học nghề dệt rồi!". Đó là câu nói cửa miệng của người Chil dưới chân núi Lang Bian nhằm tôn vinh nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Chỉ còn lại những người già như bà Cill Mup Ha Boong mới "trung thành" với nghề dệt truyền thống.

Nỗ lực cứu làng nghề

Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng may công nghiệp len lỏi đến tận những vùng sâu, vùng xa, đã đánh bại nghề dệt. Trước nguy cơ thất truyền nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số dưới chân núi Lang Bian, tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây xưởng dệt thổ cẩm để làm chỗ cho chị em người thiểu số "ngồi lại với nhau" dạy cho nhau nghề dệt truyền thống.

Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương còn hỗ trợ đầu tư vào xưởng dệt này khung dệt, nguyên vật liệu… và cắt cử chị em đi học tập ở những vùng dệt khác để nâng cao tay nghề (sau đó về truyền dạy lại cho chị em trong làng). Với sự hỗ trợ đó, làng dệt bắt đầu lách cách tiếng thoi, chị em dệt vải tại chỗ để bán lên vùng du lịch trên đỉnh núi Lang Bian hoặc mang khung cửi trực tiếp dệt tại khu du lịch. Phụ nữ ở xã Lát có thêm việc làm, tăng thu nhập…

Niềm vui không lâu

Nhưng niềm vui không được bao lâu. Mới đây, có dịp quay lại làng dệt dưới chân núi Bnơ C của xã Lát, chúng tôi đã vô cùng thất vọng trước khối nhà xưởng cửa đóng then cài và không một bóng người. Hỏi ra mới biết, xưởng dệt này "trùm mền" từ lâu rồi, chỉ thỉnh thoảng mới mở cửa khi thôn có họp hành, công việc...

Chúng tôi ghé lại nhà một người quen trong buôn - bà Cill Mup Ha Boong (70 tuổi) để hỏi chuyện về nghề dệt. Giọng bà Ha Boong rầu rầu: "Mấy cái kiểu hoa văn cổ, như hoa văn "con sỏ" chẳng hạn, giờ thì trong làng chẳng còn ai biết dệt nữa đâu".

“Mấy cái kiểu hoa văn cổ như hoa văn "con sỏ" chẳng hạn, giờ thì trong làng chẳng còn ai biết dệt nữa đâu".

Bà Cill Mup Ha Boong

Đến trụ sở UBND xã, chúng tôi được ông Lê Thanh Vĩnh - Phó Chủ tịch cung cấp một vài thông tin: "Bà con chủ yếu là lên trên đỉnh núi Lang Bian để dệt và bán trực tiếp cho du khách. Còn ở làng, người dệt đã ít, người vào xưởng dệt để dệt lại càng ít nên phải đóng cửa cái nhà xưởng ấy!".

Lý do của việc "ra đi" ấy là vì dệt trên khu du lịch, bà con vừa trình diễn, vừa bán hàng, còn dệt ở nhà thì không thể cạnh tranh được với các loại vải thường. Nhiều chị em cũng cho biết, đi học hỏi ở các làng nghề dệt khác thì thấy họ đã máy móc hoá một phần công việc, như làng dệt Bảo Hà (Lâm Đồng) đã sử dụng máy dệt, chỉ sử dụng một chút kỹ thuật "pha" hoa văn của người dân tộc.

"Nếu dùng tay cạnh tranh với máy móc thì thua rồi" - chị Mbon Ka Đa - cán bộ Hội Phụ nữ xã Lát than thở. Vì vậy, nếu muốn giữ nghề cho người dân thì họ cần được học nghề, đầu tư máy móc để làm theo xu hướng mới.

Related news

Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo.

Friday. April 13th, 2012
Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá

Đầu vụ năm nay, giá dưa hấu nằm ở mức cao, dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Dù lỗ nhưng nhiều hộ vẫn phải ngậm ngùi bán sản phẩm để đầu tư cho vụ sau hoặc chuyển sang trồng cây nông nghiệp khác.

Friday. April 13th, 2012
Nuôi Cá Tiến Vua - Chuyện Hoang Đường Có Thật Nuôi Cá Tiến Vua - Chuyện Hoang Đường Có Thật

Theo sử sách cổ ghi lại: Vào thời Hùng Vương thứ ba, niên hiệu là Hùng Quốc Vương, có một ngư dân làm nghề chài lưới ở khu vực ngã ba sông Việt Trì, nơi tụ hội của ba con sông lớn chảy từ vùng núi phía Bắc, đó là sông Thao, sông Lô và sông Đà. Bắt đầu từ đây người ta gọi là sông Cái hay sông Hồng.

Saturday. July 14th, 2012
Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm Lỗ 1 Triệu Đồng Mỗi Con Lợn Vì Chất Cấm

Tại hội nghị “Nói không với chất tạo nạc beta – agonist trong thức ăn chăn nuôi” do Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam tổ chức sáng 14.4 tại TP. HCM, ông Nguyễn Chí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, giá thành mỗi kg thịt lợn hiện ở mức 48.000 đồng.

Saturday. April 14th, 2012
Thê Thảm Giá Nhím Thê Thảm Giá Nhím

Hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm

Thursday. April 19th, 2012