Biến động ngoại tệ gây khó cho xuất khẩu thủy sản
Đáng lý phải lãi, nhưng…
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đồng USD tăng giá làm giảm nhu cầu và giảm giá nhập khẩu thủy sản ở các thị trường lớn, cộng với áp lực thuế chống bán phá giá đã làm giảm đáng kể lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2015. Theo đó, trong quý I/2015, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 140 thị trường đạt giá trị 1,65 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù tình hình xuất khẩu thủy sản chung cả nước giảm, thế nhưng các DN xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn chưa bị tác động gì. Cụ thể, theo số liệu của Sở Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I/2015 đạt 83,47 triệu USD, tăng 20,65% so với cùng kỳ năm 2014. Song, các DN xuất khẩu thủy sản rất thận trọng đánh giá tình hình và cho rằng có nhiều thách thức trong việc xuất khẩu thủy sản thời gian tới, trong đó việc đồng USD tăng và euro mất giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu thủy sản.
Bà Phan Kim Luyến, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Coimex cho biết, trong 4 tháng đầu năm, Coimex xuất khẩu 4.049 tấn sản phẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu là 7,6 triệu USD, so với 4 tháng cùng kỳ năm 2014, sản lượng xuất khẩu bằng nhau, nhưng về kim ngạch năm 2015 giảm đi 518.316 USD.
Đáng lý USD tăng giá lên thì DN sẽ hưởng lợi từ phần chênh lệch VNĐ cho các hợp đồng cũ và nếu giá vật tư, nguyện liệu... vẫn bình ổn. Nhưng do giá cả trong nước không ổn định, cho nên ảnh hưởng khá nhiều tới DN. Lý do khách hàng của DN chủ yếu là khách hàng EU (chiếm 70%), do đó khi đồng euro mất giá so với USD đồng nghĩa với khách hàng cắt giảm mua sắm.
Đối với những hợp đồng cũ, giá USD tăng thì nguyên liệu, chi phí sản xuất trong nước tăng theo (xăng lên giá, điện lên giá, nguyên liệu đầu vào tăng giá...). “Các DN xuất khẩu thủy sản nói chung đều chịu ảnh hưởng như nhau, trừ các DN XK thủy sản vào các nước Mỹ, châu Á... không xuất khẩu vào EU thì không ảnh hưởng nhiều”, bà Phan Kim Luyến khẳng định.
Cùng nói về sự tác động của giá USD tăng, ông Nguyễn Công Huyên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản BR-VT (Baseafood) cho biết, trong 4 tháng đầu năm Baseafood xuất khẩu 7,5 triệu tấn sản phẩm, so với cùng kỳ năm 2014 tăng 17%.
Việc đồng USD tăng giá, DN xuất khẩu thủy sản sẽ được lợi vì lượng tiền (tính theo VNĐ) thu về cao hơn so với lúc ký hợp đồng. Thế nhưng, khi euro mất giá so với USD, đối tác ở thị trường châu Âu cũng khó khăn trong việc thanh khoản, tiền chuyển về cho các DN xuất khẩu cũng sẽ chậm hơn. “Nếu giá USD vẫn giữ ở mức cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản, các yếu tố đầu vào cũng sẽ tăng giá theo giá USD làm cho giá thành sản phẩm tăng lên đẩy sức mua giảm xuống”, ông Nguyễn Công Huyên nhấn mạnh.
Giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh
Để ứng phó với biến động ngoại tệ, các DN thủy sản đã có các giải pháp để thích ứng với những bất lợi.
Về phía Coimex sẽ thực hiện giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng, tiết kiệm chi phí tối đa, tìm kiếm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất, giảm chí phí giá thành; đào tạo công nhân để nâng cao công nghệ chế biến để đạt được những sản phẩm độc đáo, mới lạ phục vụ khách hàng, và quan trọng nữa là tránh xảy ra lỗi sản phẩm.
Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện trợ vốn cho DN trong những dự án mở rộng và có tính khả thi; hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu với công suất lớn đi đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, cần bình ổn được giá cả trong nước, đó sẽ là động lực thúc đẩy những nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh với Việt Nam và thuận tiện cho các DN khi phải nhập khẩu nguyên vật liệu về chế biến để xuất khẩu khi nguyên liệu trong nước đang thiếu.
Theo ông Nguyễn Công Huyên, để có giá cả cạnh tranh, các DN xuất khẩu thủy sản phải tìm nguồn nguyên liệu ổn định trong tỉnh, trong nước, thậm chí phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguyên liệu nhập khẩu thường tác động lớn từ giá USD, giá tương đối cao khi nhập về nên khả năng có lãi là không lớn.
Vì vậy trước mắt để giảm giá thành cho sản phẩm thì phải tiết kiệm ngay từ khâu sản xuất, hạn chế những sản phẩm lỗi, bên cạnh đó là phải tìm kiếm những thị trường mới dự phòng không bị tác động nhiều của giá USD. Ngoài ra, DN tiếp tục đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để nâng cao năng suất chế biến.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề xuất, Bộ NN và PTNT và Bộ Công thương có ý kiến Chính phủ cũng như ngân hàng điều chỉnh lãi suất vay ngắn hạn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi cho khoản vay ngắn hạn dưới 7% sẽ giúp các doanh nghiệp có sân chơi công bằng với các đối tác quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần có biện pháp giảm giá thành, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm
"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.
Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày
Nhiều nông dân sản xuất hoa màu đều cho rằng khổ qua là giống “khó ăn” nhất vì lá và trái thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ
Cá chiên có ở các sông phía Bắc, được xếp vào loại “ngũ quý hà thủy”. Loài cá này có thịt thơm ngon nên giá thành cao. Một con cá chiên thường nặng khoảng 5 đến 7 kg. Có con to nặng đến 50 – 60 kg. Tuy nhiên, những năm qua, loài cá này bị khai thác nhiều nên số lượng cá chiên tại các sông, suối ngày càng cạn kiệt.
"Năm nay, khả năng cho trái của cây măng cụt chỉ đạt khoảng 25%, thậm chí có cây chẳng có trái nào. Không những năng suất không đạt mà giá cả cũng rớt. Năm trước, vào vụ, giá măng cụt dao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, còn năm nay, chỉ từ 27 đến 30 ngàn đồng/kg. Cứ đà này, nhà vườn sẽ đốn măng cụt trồng lại chôm chôm thôi…” - anh Lê Văn Vũ - ở ấp An Thạnh, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre) tâm sự.