Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó

Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó
Ngày đăng: 07/12/2013

“Xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa có 130 hộ làm kinh tế trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc; trong đó thôn Tân Phúc có 110 hộ, mỗi năm thu về 50 - 60 tỷ đồng. Đáng chú ý là hai gương mặt trẻ tiêu biểu Lê Văn Đức, Lê Văn Đô”, ông Nguyễn Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết.

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

Ngoài công việc là Phó ban Chăn nuôi kiêm Phó bí thư Đoàn xã, Lê Văn Đức (SN 1978) là chủ 2 trang trại lợn ngoại với trên 60 lợn sinh sản và hơn 500 lợn thịt, ước trị giá tài sản gần 4 tỷ đồng; Lê Văn Đô (SN 1980) là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã kiêm Bí thư chi đoàn thôn Tân Phúc và là chủ trang trại nuôi gần 50 lợn sinh sản, 400 lợn thịt trị giá trên 2 tỷ đồng.

Khởi nghiệp từ tay trắng

Là anh cả trong một gia đình thuần nông có 3 anh em trai, năm 1999 nhờ thành tích học tập xuất sắc và tham gia các phong trào sôi nổi tích cực tại trường Trung cấp Nông lâm Thanh Hóa, Lê Văn Đức được kết nạp Đảng và trở về làng với mong ước được đem kiến thức để SX.

Sau 1 lần tham quan mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trong đợt tập huấn nâng cao trình độ, Đức đã mạnh dạn làm đơn xin đấu thầu 2 ha đồi bỏ hoang trước sự phản đối quyết liệt của người thân.

Năm đầu tiên Đức trồng mía, tuy nhiên nhận thấy việc trồng mía không mang lại hiệu quả nên Đức đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư kinh tế trang trại tổng hợp VAC. Năm 2003, thông qua Huyện đoàn Vĩnh Lộc, Đức được vay từ nguồn quỹ của TƯ Đoàn 45 triệu đồng mua được 30 con bò.

Cơ duyên để Đức đến với chăn nuôi lợn hướng nạc rất tình cờ, thông qua một bài báo, anh lặn lội đến Ninh Bình năn nỉ mua 2 con lợn giống. Thấy chăn nuôi lợn hiệu quả, anh quyết định bán bớt bò đầu tư chuồng trại nuôi thêm lợn. Cảm mến người Đảng viên trẻ, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Phúc lúc bấy giờ đã thăm hỏi động viên, cho vay tiền, đầu tư cho Đức. Nhờ vậy mà anh đã giải quyết được một phần nỗi lo thiếu vốn.

Cũng trong năm này, Lê Văn Đô đang là công nhân cầu đường với thu nhập khá cao nhưng thấy anh trai vất vả và cũng với suy nghĩ muốn được làm giàu nên đã khăn gói về quê.

Do có trình độ chuyên môn lại thêm sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó chăm sóc nên đàn lợn của hai anh em sinh sản nhanh chóng. Năm 2005, sau khi trừ chi phí họ thu lãi 21 triệu đồng. “Với một vùng quê nghèo thì số tiền này lúc bấy giờ lớn quá sức tưởng tượng của chúng em và đó cũng là lý do quyết định mở rộng trang trại”, Đức trải lòng tâm sự.

Hành trình đến giải thưởng lớn

Năm 2006, hai anh em bán hết bò quay sang đầu tư trang trại lợn với số vốn lên đến 300 triệu đồng. Công việc đang thuận lợi thì bất ngờ lốc lớn kèm theo mưa đá khiến toàn bộ trang trại bị tốc mái, hư hỏng nặng.

Hai anh em ngày đêm ra sức khắc phục hậu quả. Dường như trời cũng chiều lòng người nên đàn lợn lớn nhanh như thổi. Tháng 10/2007, họ đang hào hứng chuẩn bị đón đàn lợn sinh sản đầu tiên thì lũ về.

“Trận lũ lớn đã xóa sạch cơ đồ. Hai anh em ngồi trên nóc nhà nhịn đói, nhịn khát, nhìn đàn lợn nái ngập ngụa trong nước, nước mắt trào ra vừa xót của, tiếc công vừa hình dung cảnh tương lai mù mịt “có làm thuê cả đời cũng không trả hết nợ”.

Biết tin tài sản mà Đức - Đô thiệt hại, chính quyền các cấp đã đến thăm hỏi, động viên đồng thời cho vay thêm 30 triệu để khắc phục hậu quả trước mắt. Hai anh em quyết định bán hết bò lấy tiền đầu tư vào lợn. Năm 2009 giá lợn hướng nạc tăng từ 40.000 đ/kg lên 67.000 đ/kg, trừ chi phí không những trả đủ nợ mà họ còn có vốn để tách trại.

Với hành trình kiên trì, nhẫn nại thoát nghèo đáng khâm phục, năm 2009 Đức vinh dự cùng với 103 thanh niên trong cả nước được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong SX. Tiếp nối Đức, ngày 21/9/2013, tại Nghệ An, Đô cũng được vinh dự nhận giải thưởng này.

Hiện nay Đức tiếp tục mở rộng thêm trang trại tại xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) tạo việc làm thường xuyên cho 3 - 4 lao động với mức thu nhập ổn định 2,5 - 3 triệu đ/người/tháng. Mỗi năm trừ chi phí, Đức - Đô thu lãi ròng gần 400 triệu đồng.

Với kinh nghiệm của mình, các anh thường xuyên tư vấn về kỹ thuật cũng như giúp đỡ thiết kế trang trại cho nhiều hộ chăn nuôi ở Vĩnh Lộc.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu Tăng Cường Xúc Tiến Tiêu Thụ Nông Sản Xuất Khẩu

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

06/12/2014
Nuôi Gà Nuôi Gà "Ngàn Đô"

Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).

21/07/2014
Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

06/12/2014
Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).

06/12/2014
Tuyên Quang Quản Lý Dịch Bệnh Trong Chăn Nuôi Còn Nhiều Khó Khăn Tuyên Quang Quản Lý Dịch Bệnh Trong Chăn Nuôi Còn Nhiều Khó Khăn

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.

21/07/2014