Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE
Kể từ ngày 1/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi xuất khẩu vào UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác.
Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.
Các cơ sở nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu cũng cần liên hệ với các Trung tâm vùng thuộc NAFIQAD để được kiểm tra, cấp chứng thư với nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó” theo đúng yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền UAE.
Bên cạnh đó, khi làm thủ tục đăng ký kiểm tra xuất khẩu, các cơ sở cần cung cấp hồ sơ/bằng chứng liên quan như Danh mục thức ăn sử dụng tại cơ sở nuôi; xác nhận của cơ sở sản xuất thức ăn về thành phần nguyên liệu sản xuất thức ăn chỉ chứa protein có nguồn gốc từ biển.. và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ do cơ sở cung cấp.
Có thể bạn quan tâm
Giá đầu ra không ổn định đã khiến nhiều nông dân tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc -Đồng Nai) ngưng trồng mía để chuyển sang các loại cây trồng khác với hy vọng thu nhập cao hơn.
Đến thời điểm này, việc thu hoạch lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang bước vào giai đoạn cuối. Năng suất thấp hơn, cộng với thị trường tiêu thụ lạc chủ yếu phụ thuộc vào thương lái của Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch nhiều bất ổn, nên tình hình xuất khẩu lạc năm nay được dự báo sẽ gặp khó khăn.
Với những ưu thế vượt trội, tôm càng xanh (TCX) được nhận định là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược trong tương lai. Tuy nhiên, còn nhiều chông gai để đối tượng này “bơi ra biển lớn”.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.