Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau ở Bình Chánh

Lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau ở Bình Chánh
Ngày đăng: 10/11/2015

Trong 5 năm (từ 2009 đến 2014), Trạm Khuyến Nông Bình Chánh – Bình Tân đã được Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đầu tư, hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình cơ giới hóa trên rau, với 35 máy xới mini, 226 máy phun thuốc mang vai có động cơ, được chính quyền địa phương và các hộ nông dân sản xuất rau đánh giá rất tốt.

Từ kết quả đó, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đã tiếp tục hỗ trợ 50% tổng kinh phí cho 03 mô hình cơ giới hóa trên rau (từ tháng 4/2015 đến 9/2015) về Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, với tổng số tiền 124.175.000đ/95 hộ tham gia (trong đó 06 hộ nhận 06 máy xới mini BL 550 và 74 hộ nhận 74 máy phun thuốc điện Yamata và 15 hộ nhận 15 máy phun thuốc bằng xăng).

Mô hình thứ nhất, có 27 hộ tham gia (với 06 máy xới mini và 21 máy phun thuốc điện, trị giá 60.225.000đ) ở các xã Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Đa Phước, Qui Đức, Tân Qúi Tây; Mô hình thứ 2, có 28 hộ (với 24 máy phun thuốc điện và 04 máy phun thuốc xăng, trị giá 24.700.000đ) tập trung ở các xã Phong phú, Hưng Long, Qui Đức, Bình Chánh;

Mô hình thứ 3, có 40 hộ (với 29 máy phun thuốc điện và 11 máy phun thuốc xăng, trị giá 39.250.000đ) tập trung ở các xã Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A.

Qua hơn 06 tháng thực hiện 03 mô hình, đến nay Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân trực thuộc Trung Tâm Khuyến nông Tp.HCM đã tổ chức lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau – máy xới mini, máy phun thuốc bằng xăng và điện.

Đến tham dự hội thảo có đại diện các Phòng ban Trung Tâm Khuyến nông; Trưởng trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, ông Hồ Vĩ Nhân và ông Trương Phước Lộc – cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình và cùng sự có mặt khoản 100 nông dân ở địa phương có nhu cầu, tham gia học hỏi.

Qua buổi lượng giá, hầu hết các hộ sử dụng máy đều công nhận hiệu quả mô hình rất cao.

Với máy phun thuốc đẩy tay cho 1ha đất mất 02 giờ, tương đương 02 công lao động x 150.000đ, cộng khấu hao bình 02 giờ x 200.000đ/365 giờ (giá trị bình: 200.000đ/bình, tuổi thọ 365 giờ), tổng chi phí 301.096đ.

Trong khi sử dụng máy phun thuốc bằng điện chỉ tốn 154.775đ (nhiên liệu, lao động, khấu hao máy...) và giảm được 01 nhân công lao động, 01 giờ phun.

Như vậy, số tiền chênh lệch khi sử dụng máy phun điện là 146.321đ/ diện tích 1ha đất, so với máy phun thuốc đẩy tay;

So sánh giữa máy phun thuốc đẩy tay với máy phun thuốc bằng xăng thì số tiền chênh lệch là 219.333đ/diện tích 1ha đất.

(Trong đó, máy phun bằng xăng sử dụng thời gian chỉ 0,5 giờ, tốn 0,5 công lao động… tổng chi phí khi sử dụng máy phun bằng xăng chỉ mất 81.763đ);

Còn so sánh hiệu quả kinh tế giữa máy xới đất mini với làm đất bằng tay, thì sự chênh lệch thấy rõ qua con số là 418.675đ.

Cụ thể, khi làm đất bằng tay cho 1ha đất mất 04 giờ, tương đương 04 công x 150.000đ = 600.000đ, còn sử dụng máy xới mini tốn 181.32đ.(Cụ thể sử dụng máy xới mini tốn 01 giờ tương đương 01 công x 150.000đ, cộng với chi phí khấu hao máy móc 7.325đ (tuổi thọ của máy là 2.000 giờ, giá trị của máy là 14.650 ngàn đồng), chi phí nhiên liệu dùng cho máy mỗi giờ sử dụng 01 lít xăng là 24 ngàn đồng (01 lít x 01 giờ x 24.000đ/lít)).

Như vậy, cho thấy hiệu quả kinh tế của 01 hộ xới đất lấp phân bằng máy thu lợi cao hơn 418.675đ/1ha so với đất bằng tay, mỗi năm xới lấp 04 lần thu được 16.747.000đồng, sau 01 năm sẽ thu hồi vốn đầu tư máy; Hộ phun thuốc bằng máy thu lợi nhuận cao hơn từ 146.321đ trên 1.000m2 so với phun thuốc bằng tay, mỗi năm trồng 06 vụ rau ăn lá, sau 01 năm sẽ thu hồi vốn đầu tư máy.

Anh Phạm Văn Dũng (ấp 3, xã Qui Đức) chia sẻ: “Mô hình giúp bà con nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian và công lao động… cách sử dụng cũng rất tiện lợi, nhất là máy máy phun thuốc bằng điện, chỉ cần sạc điện cho đầy là có thể sử dụng từ 25 – 27 bình thuốc, bởi nó gọn nhẹ, nên phụ nữ sử dụng cũng rất ổn.

Tôi xin đại diện cho bà con nông dân ở địa phương, rất mong Trung tâm, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để bà con được hỗ trợ nhiều mô hình hơn nữa, vì nhu cầu của bà con ở đây còn rất là nhiều…”.

Để giúp bà con nông dân có nhiều kiến thức chuyên môn trong cách sử dụng máy móc, ông Hồ Vĩ Nhân – Trưởng Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, nhắc nhở bà con nông dân khi sử dụng máy phun thuốc, nên sạt điện cho đầy, chứ không nên để bình trống điện, vì sẽ rất dễ bị hư.

Ông còn nói, với trách nhiệm của mình, ông sẽ tích cực tham mưu với Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với cơ giới hóa trong nông nghiệp sâu rộng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

22/11/2013
Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

22/11/2013
Nương Tựa Để Mưu Sinh Nương Tựa Để Mưu Sinh

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

22/11/2013
Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

22/11/2013
Quay Về Giống Bản Địa Quay Về Giống Bản Địa

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

22/11/2013