Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm

Vụ mùa 2015, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện Yên Sơn, Hàm Yên thực hiện Dự án thử nghiệm bón phân viên NPK nhả chậm cho cây lúa với diện tích 2 ha tại 4 xã Lăng Quán, Thắng Quân (Yên Sơn); xã Thái Sơn, Thái Hòa (Hàm Yên) mỗi xã 0,5 ha.
Với phương pháp này, người nông dân đã giảm được đáng kể ngày công lao động, giảm hao hụt và tăng năng suất lúa.
Gia đình ông Nguyễn Công Đoàn thôn Làng Chùa, xã Thái Hòa có 10 sào lúa, các vụ trước đây nhiều lần phải bón lại phân do trời mưa và năng suất lúa thường đạt thấp.
Vụ mùa này, ông đăng ký tham gia sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm cho lúa.
Theo tính toán của cán bộ kỹ thuật, mỗi vụ lúa người nông dân sẽ phải mất khoảng 200.000 đồng tiền phân bón cho 1 sào và phải mất ít nhất 3 lần bón thúc cho đến khi thu hoạch.
Trong khi đó, nếu thực hiện phương pháp bón phân viên nén NPK nhả chậm, chỉ cần bón 1 lần.
Qua theo dõi tại 4 xã thực hiện mô hình cho thấy ruộng lúa sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm có nhiều ưu điểm nổi trội như: Đẻ nhánh khoẻ, tập trung, chịu sâu bệnh khá, năng suất tăng trên 20%; đồng thời giảm chi phí về giống so với phương pháp bón phân truyền thống...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã xây dựng và thử nghiệm hiệu quả nhiều mô hình giống cây trồng, con vật nuôi cho năng suất cao, trong đó có mô hình trồng nấm linh chi đỏ.

Mô hình được triển khai từ tháng 3-2014 với 3 hộ tham gia; các hộ được hỗ trợ 100% con giống, 50% kinh phí mua thức ăn cho cá. Sau hơn 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng từ 1- 1,5kg/con, giá bán từ 140.000 - 150.000 đồng/kg.

Chị cho biết, gia đình chị đã nuôi cá được 6 năm, trước khi làm nghề này vợ chồng chị chỉ tập trung làm rẫy trồng cà phê. Tuy nghề này cho thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi đầu tư lớn, lại rất tốn nhân công. Nuôi cá ao chị có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, vừa cho thu nhập cao vừa phù hợp với sức lao động của gia đình.

Từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng thị xã La Gi và UBND các xã đã lập biên bản, xử lý 93 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép trên 23 ha đất tại các xã Tân Phước, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải, với tổng số tiền phạt 937,7 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, UBND các xã ra quyết định xử phạt 60 trường hợp.

Tóm lại, việc ứng dụng BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm đã đạt kết quả rõ rệt, thể hiện qua việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.