Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chăn nuôi và bài toán môi trường

Phát triển chăn nuôi và bài toán môi trường
Ngày đăng: 06/10/2015

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Ninh, hoạt động chăn nuôi của địa phương đang vướng rất nhiều trở ngại.

Hiện tại, trên địa bàn xã mới chỉ có 2 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, cơ bản được đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

Còn lại, chủ yếu là chăn nuôi quy mô gia trại, nông hộ xen lẫn khu dân cư. Vào những ngày nắng nóng, mùi phân thải bốc lên từ những khu chuồng rất khó chịu, ruồi muỗi sinh sôi nảy nở rất nhiều.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của địa phương ngày càng phát triển.

Theo báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6 tháng đầu năm 2015, tổng đàn trâu của địa phương là 171 con, tăng 6 con so với cùng kỳ. Tổng đàn bò 432 con, tăng 30 con so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn nái 439 con, tăng 84 con so với cùng kỳ.

Tổng đàn lợn thịt 5.000 con, tăng 331 con so với cùng kỳ. Tổng đàn gia cầm là 57.000 con, tăng 3.100 con so với cùng kỳ.

Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, Tổ Khuyến nông cơ sở đã cử 45 lượt người đi dự các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào các giải pháp “phần mềm” để phát triển ngành chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường là chưa đủ. Hiện tại, hạ tầng chăn nuôi của địa phương còn rất yếu và thiếu.

Anh Nguyễn Văn Việt, cán bộ khuyến nông đồng thời là kỹ thuật viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp xã Phù Ninh chia sẻ, trước năm 2013, khu vực chăn nuôi của các hộ dân gần như chưa được xây dựng cơ bản.

Thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng để xây dựng hầm biogas và được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật.

Trong thời gian tới, huyện Phù Ninh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn để góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển; góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng NTM.

Người dân thường tự đào hố để trữ phân, khi hố chứa chất thải đầy thì tràn chảy ra vườn, ao hồ, kênh mương rất mất vệ sinh. Đáng chú ý, rất nhiều hộ chỉ đào hố đất, chỉ số ít được xây gạch và trát xi măng.

Người dân cũng chưa nắm rõ kỹ thuật xử lý phân thải, không biết cách sử dụng chế phẩm sinh học hoặc độn các chất xơ khác như rơm rạ, lá cây để tạo phân hữu cơ. Họ chỉ vớt lên rồi để đấy.

Trước năm 2013, toàn xã Phù Ninh có hơn 1000 hộ chăn nuôi trong khu dân cư, nhưng chỉ có khoảng 10% hộ chăn nuôi lợn quy mô chăn nuôi từ 10 con lợn trở lên đầu tư xây dựng hầm biogas.

Từ khi thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, người dân được hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm biogas cỡ nhỏ nên đã có nhiều người hưởng ứng. Người chăn nuôi chủ yếu lựa chọn công trình khí sinh học bằng vật liệu composite với dung tích hầm chứa là 9 - 11 m3.

Những công trình khí sinh học này rất phù hợp với đặc điểm chăn nuôi của địa phương. Chỉ sau hơn 2 năm triển khai dự án, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas đã nâng lên 30%.

Theo dự tính của anh Việt, riêng địa bàn xã Phù Ninh phải cần ít nhất 300 hầm biogas nữa, mới đảm bảo xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Chi phí cho một hầm biogas 10 m3 vào khoảng 14 - 15 triệu đồng. Hầm biogas với thể tích 5 m3, mỗi ngày sẽ phân huỷ khoảng 20 kg chất thải chăn nuôi và tạo thành 0,9 m3 gas làm chất đốt, tiết kiệm được một lượng củi sử dụng trong nấu ăn, điện sinh hoạt gia đình khoảng 600 nghìn đồng/tháng.

Ngoài ra, bể biogas còn tận dụng phân bón có chất lượng cho cây trồng, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư trong SX nông nghiệp.

Theo ông Trần Hoàng Văn, Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Khuyến nông huyện Phù Ninh, hơn 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đã có 600 công trình khí sinh học (biogas) được xây, lắp ở huyện này. Hiện nay có hai loại hầm biogas phổ biến là xây hầm gạch và hầm bằng nhựa composite


Có thể bạn quan tâm

Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...

30/06/2015
Nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương Nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương

Sáng 25-6, sau 9 ngày ra khơi khai thác, tàu cá composite SG 93666 TS của Công ty Tư vấn và Đóng tàu Việt Nhật (gọi tắt là Công ty Việt Nhật) đã cập cảng Hòn Rớ, TP. Nha Trang, mang về 25 con cá ngừ đại dương. Để nâng cao sản lượng, chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty đã áp dụng nhiều công nghệ khai thác, bảo quản hiện đại.

30/06/2015
Nuôi gì ở ven biển xứ Nghệ? Nuôi gì ở ven biển xứ Nghệ?

Mảnh đất xứ Nghệ vốn rất khắc nghiệt, thế nên “trồng cây gì, nuôi con gì” cho phù hợp là cả một vấn đề.

30/06/2015
Long An xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGap Long An xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGap

Vùng nuôi tôm nước lợ tại các huyện vùng Hạ tỉnh Long An trong những năm qua phát triển khá nhanh về diện tích và đối tượng nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dù đã trải qua thời gian khá dài nhưng nhìn chung việc áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm của người dân vẫn còn nhiều mặt hạn chế, mô hình nuôi còn nhỏ lẻ, nguồn nước trong vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh luôn đe dọa ở mức độ cao.

30/06/2015
Thu nhập cao nhờ con ếch Thái Thu nhập cao nhờ con ếch Thái

Nuôi ếch Thái Lan, gia đình anh Giáp Văn Bảo (SN 1984), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cung cấp giống và ếch thịt ra thị trường.

30/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.