Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc giảm mạnh

Theo ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính ngạch gạo Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay với 36% thị phần, nhưng cả lượng và giá trị gạo xuất sang thị trường này đều đã giảm hơn 20%, còn gạo xuất qua đường tiểu ngạch đã giảm tới 80%.
Gạo xuất được từ đầu năm đến nay chủ yếu từ các hợp đồng đã ký từ trước, hợp đồng mới rất ít. Theo VFA, có một nghịch lý là trong khi giá gạo Việt Nam hiện đang thấp nhất thế giới, lại gần gũi về địa lý, nhưng Trung Quốc lại siết chặt nhập khẩu với Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn mở cửa nhập gạo tiểu ngạch từ Myanmar, miễn thuế cho gạo Campuchia và mua chính ngạch gạo Thái Lan, Ấn Độ.
Do phía Trung Quốc siết lại các lối mở trên biên giới, nên tháng 4 vừa qua đã xảy ra tình trạng tồn đọng 30.000 tấn gạo Việt ở Lào Cai, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm này vẫn còn tồn 3.200 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến trên gà tàu lai. Mô hình được thí nghiệm trên 64 gà tàu lai nuôi vỗ béo đến 120 ngày.

Công ty TNHH Đại Thành Lộc hiện đầu tư trang trại qui mô 2.400 con lợn nái sinh sản ở Nam Hưng, Nam Đàn (Nghệ An) với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng.

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ TP Cà Mau đã trợ vốn cho nhiều hội viên trên địa bàn TP Cà Mau mua trăn về nuôi, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.

Hơn một tháng nay, giá vịt thương phẩm giảm mạnh khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đứng ngồi không yên.

Hiện nay, đề án sản xuất - tiêu thụ rau an toàn (RAT) của thành phố sắp đến giai đoạn kết thúc.