Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc giảm mạnh

Theo ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính ngạch gạo Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay với 36% thị phần, nhưng cả lượng và giá trị gạo xuất sang thị trường này đều đã giảm hơn 20%, còn gạo xuất qua đường tiểu ngạch đã giảm tới 80%.
Gạo xuất được từ đầu năm đến nay chủ yếu từ các hợp đồng đã ký từ trước, hợp đồng mới rất ít. Theo VFA, có một nghịch lý là trong khi giá gạo Việt Nam hiện đang thấp nhất thế giới, lại gần gũi về địa lý, nhưng Trung Quốc lại siết chặt nhập khẩu với Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn mở cửa nhập gạo tiểu ngạch từ Myanmar, miễn thuế cho gạo Campuchia và mua chính ngạch gạo Thái Lan, Ấn Độ.
Do phía Trung Quốc siết lại các lối mở trên biên giới, nên tháng 4 vừa qua đã xảy ra tình trạng tồn đọng 30.000 tấn gạo Việt ở Lào Cai, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm này vẫn còn tồn 3.200 tấn.
Related news

An toàn dịch bệnh và vấn đề thú y đang là điểm “nghẽn” khiến cho Việt Nam không xuất khẩu được thịt cho dù chúng ta có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 Châu Á và nằm trong Top 10 của thế giới.

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, tuần qua, giá cà phê trong nước có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.

Kết quả xét nghiệm lô heo tại một lò giết mổ “lậu” ở Gò Vấp (TP.HCM) cho thấy heo đã được người chăn nuôi cho sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng tới khả quan hơn, tăng trưởng ổn định hơn kể từ quý IV/2015 và kéo dài đến quý I/2016.

Lượng cao su thiên nhiên lưu kho thấp hơn ước tính trong khi sản lượng giảm có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.