Mận Cơm Được Mùa Kép

Với giá ổn định như hiện nay, một vụ mận cơm tạo nguồn thu từ 30 - 40 triệu đ/hộ.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.
Cây mận cơm được trồng ở Lạng Sơn từ hàng chục năm nay góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao.
Với khí hậu phù hợp, hiện nay diện tích cây mận cơm ở Lạng Sơn lên tới hơn 1.400 ha, trong đó có khoảng 1.000 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 38 đến 40 tạ/ha, tổng sản lượng khoảng 4.200 tấn/năm. Các huyện có diện tích mận cơm lớn nhất là: Cao Lộc 448 ha, Văn Lãng 235 ha, Văn Quan 162 ha...
Do thời tiết thuận lợi nên cây mận cơm năm nay được mùa, năng suất cao hơn so mọi năm. Mỗi cây cho thu hoạch khoảng 30 - 50 kg quả.
Với giá bán tận gốc từ 10.000 – 12.000 đ/kg, có hộ gia đình chăm sóc tốt quả mận to, tròn đẹp giá từ 18.000 – 20.000 đ/kg. Với giá ổn định như hiện nay, một vụ mận cơm tạo nguồn thu từ 30 - 40 triệu đ/hộ.
Theo đánh giá của các tư thương thu mua mận thì mận cơm Lạng Sơn có nhiều ưu điểm như mẫu mã đẹp, mùi vị và hương thơm độc đáo. Đặc biệt, mùa thu hoạch lại không trùng với thời điểm các giống mận khác nên được nhiều khách hàng, đặc biệt là khách du lịch lên tham quan, nghỉ dưỡng tại Lạng Sơn ưa chuộng.
Tuy nhiên, thực tế phát triển cây mận cơm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đã bộc lộ một số bất cập, trong đó có việc chưa hình thành vùng trồng tập trung mà chỉ trồng rải rác trên các vườn đồi hoặc trong vườn gia đình. Bên cạnh đó, sau nhiều năm, cây mận cơm đã có biểu hiện già cỗi, thoái hóa, trong khi người dân chưa quan tâm đến việc đầu tư thâm canh, kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa…
Có thể bạn quan tâm

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.