Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững
Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.
Cụ thể, các mô hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua, cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Còn nếu nuôi tôm công nghiệp, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng rồi xử lý cải tạo thật kỹ hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa với cây con hệ sinh thái ngọt.
Hoặc giữ hệ sinh thái ngọt một thời gian nhất định 4 - 5 tháng trong mùa mưa để cắt giữa hai vụ nuôi liên tiếp và kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường như cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, sò huyết, cua biển…, nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo và khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi.
Để thúc đẩy việc thực hiện cắt vụ, luân canh. xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng hóa chất diệt cá tạp nhằm đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường, thì cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các vùng, người nuôi cắt vụ, như doanh nghiệp, nhà máy chế biến tham gia thực hiện thu mua sản phẩm cắt vụ xen canh, luân canh cần được trợ giá, miễn giảm thuế, hay được hỗ trợ lãi suất ngân hàng trong những tháng tồn trữ hàng hay nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ công nhân trong trường hợp thiếu việc làm do khan hiếm nguyên liệu chế biến khi thực hiện cắt vụ, xen canh, luân canh.
Người trực tiếp nuôi cũng cần được hỗ trợ con giống, thức ăn, hóa chất… một cách phù hợp, nhưng phải được kiểm tra xác nhận của cán bộ mạng lưới và chính quyền địa phương để tránh sự gian dối.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam do mải "chạy đua" về thứ hạng xuất khẩu nên đã không chú ý đến nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, hạn chế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là chủ yếu xuất thô, chất lượng hàng hóa không đồng nhất khiến cho đối tác không tin tưởng và thường xuyên ép giá.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến nay, các địa phương đã thu hoạch được gần 41.000 ha cây trồng vụ hè thu, đạt gần 55% so với diện tích gieo trồng. Những địa phương có tiến độ thu hoạch nhanh như Chư Jút: 11.500 ha/15.970 ha, Krông Nô: 11.500 ha/16.778 ha…
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, để thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Công ty Nestle’ Việt Nam hỗ trợ 50% giá mua cà phê giống cho người dân tại các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.
Anh Dương Văn Trung, ở thôn Thanh Lâm có hơn 2,5 ha cà phê chia sẻ: “Áp dụng phương châm bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã lựa chọn những hãng phân có chất lượng, uy tín cao trên thị trường để bón cho cây.