Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái phạm sử dụng chất cấm do quản lý kém?

Tái phạm sử dụng chất cấm do quản lý kém?
Ngày đăng: 12/09/2015

Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai phối hợp với Công an huyện Thống Nhất kiểm tra kho thức ăn chăn nuôi tại trang trại của ông Nguyễn Thanh Xuân (xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất).

Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục thú y Đồng Nai, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu vì vẫn còn lỗ hổng trong khâu quản lý, và quy định xử phạt vi phạm này chưa đủ sức răn đe khiến việc tái phạm trong sử dụng chất cấm vẫn diễn ra.

* Khó truy nguyên nguồn gốc

Khi đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai kiểm tra đột xuất tại trang trại chăn nuôi Tuyết An (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) vào ngày 3-9, bà Đỗ Thị Tuyết An, chủ trang trại tỏ ra bất ngờ về việc trang trại có lô heo dương tính với chất cấm. Bà An khẳng định, trang trại không hề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước đó, theo công văn của Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm 1 lô heo được kiểm dịch theo giấy CNKD số 1535552/CN - KDĐNNT do Chi cục Thú y Đồng Nai cấp ngày 18-8-2015 xuất phát từ cơ sở chăn nuôi Đỗ Thị Tuyết An dương tính với chất cấm.

Tuy nhiên, bà An lại khẳng định trong ngày 18-8, trại không xuất heo nên lô heo bị Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh phát hiện nhiễm chất cấm không phải là heo của trang trại, đề nghị đoàn chức năng điều tra, làm rõ nguồn gốc của lô heo vi phạm để không gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, chủ trang trại tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) cũng khẳng định, lô heo dương tính với chất cấm theo kết luận của Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh không phải của trang trại vì không trùng khớp về ngày xuất, số lượng và cả về số xe chở hàng.

Theo phản ánh của các trang trại chăn nuôi, khi bán heo, trang trại cung cấp giấy chứng nhận tiêm phòng về lô heo bán để thương lái có căn cứ làm giấy kiểm dịch. Tuy nhiên, do trên giấy tiêm phòng này không hề có thông tin ngày xuất, số lượng heo…

Nnên thương lái dễ dàng lợi dụng kẽ hở về thời gian để tổ chức mua heo về vỗ béo rồi mới đưa đi kiểm dịch; hoặc dùng giấy tiêm phòng của trang trại uy tín về chất lượng để chứng mình nguồn gốc cho heo trôi nổi thu gom ngoài thị trường.

* Quá nhiều khâu hở

Ông Trần Văn Quang nhận xét, kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh về những lô heo xuất xứ từ trang trại chăn nuôi Đồng Nai dương tính với chất cấm là chưa đủ cơ sở để xử phạt người chăn nuôi. Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc của heo xuất trại gặp nhiều khó khăn vì quy trình kiểm dịch hiện nay còn nhiều lỗ hổng.

Cán bộ của đoàn kiểm tra đang niêm phong mẫu xét nghiệm chất cấm.

Cụ thể, theo Quyết định 86 và Quyết định 15 về quy trình kiểm dịch, chỉ cần chủ lô hàng cung cấp bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không quá 24 giờ, kiểm dịch viên phải cấp giấy kiểm dịch để xuất hàng. Quy trình kiểm dịch không có nội dung kiểm tra chất cấm.

Giấy chứng nhận tiêm phòng có thời hạn sử dụng trong 6 tháng, trong khi đó lúc bán heo, chủ trại không ghi ngày, giờ, số lượng heo lên giấy chứng nhận đã tạo kẽ hở cho thương lái gian lận. Thực tế, Đồng Nai đã từng xảy ra nhiều vụ việc thương lái thu mua heo từ một số công ty lớn, uy tín và dùng giấy chứng nhận tiêm phòng của đơn vị này để làm nguồn gốc xuất xứ cho heo trôi nổi ngoài thị trường.

Trước tình trạng này, Chi cục Thú y Đồng Nai đã triển khai ngay việc yêu cầu chủ các lô hàng khi đi đăng ký kiểm dịch động vật phải xuất trình chứng minh nhân dân. Đây là cơ sở để xác định đúng người chủ của lô hàng để khi xảy ra sự cố, các cơ quan chức năng có đầu mối để truy xuất nguồn gốc lô hàng.

Chi cục Thú y Đồng Nai cũng cử một số cán bộ về kiểm dịch ngay tại trang trại chăn nuôi để hạn chế bớt tình trạng gian lận của thương lái thu mua. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì lực lượng cán bộ thú y có hạn trong khi số lượng trang trại, hộ chăn nuôi của Đồng Nai là rất lớn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bò Sữa Giống Nuôi Bò Sữa Giống "Nội Địa"

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

09/11/2014
Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

12/11/2014
Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng

Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.

09/11/2014
Người Dân Quảng Trị Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá Người Dân Quảng Trị Phấn Khởi Vì Sắn Được Mùa, Được Giá

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân rất phấn khởi…

09/11/2014
Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).

12/11/2014