Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học được Trạm Khuyến nông huyện triển khai thực hiện từ tháng 4-2015 với 5 hộ gia đình ở buôn Kram, xã Ea Tiêu với tổng số vốn đầu tư gần 19 triệu đồng.
Để thực hiện tốt mục tiêu của mô hình, Trạm Khuyến nông đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm, lựa chọn hộ và cung ứng 500 con gà giống lương phượng.
Đồng thời, các hộ tham gia được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn, thuốc thú y và tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gà an toàn sinh học cũng như biện pháp phòng trị một số bệnh hay xảy ra trên đàn gà.
Gia đình chị H’Ster Knul ở buôn Kram cho biết trước đây, gia đình chị chăn nuôi gà nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không nắm vững kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế đạt thấp.
Tham gia mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học của Trạm Khuyến nông huyện, gia đình chị nuôi 100 con, chỉ sau hơn 3 tháng chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã cho xuất chuồng lứa đầu tiên, trung bình mỗi con có trọng lượng 1,8kg với giá bán 60.000 đồng/con.
Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng. Chị H’Ster Knul cho biết thêm: Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tiết kiệm chi phí, chuồng trại lúc nào cũng sạch, tận dụng được thức ăn sẵn có như lúa, rau, phụ phẩm nông nghiệp…
Gia đình chị H’ Per Ênuôl cũng tham gia mô hình với quy mô 100 con gà. Từ khi áp dụng chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, gia đình chị đã tiết kiệm được công lao động trong quá trình chăm sóc, đồng thời tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, sẵn có trong gia đình.
Mô hình còn góp phần chuyển đổi dần hình thức nuôi chăn thả không cách ly, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh sang hướng chăn nuôi tập trung kết hợp có vườn rào cách ly với khu sinh hoạt của gia đình.
Đánh giá kết quả bước đầu của mô hình, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin cho biết, đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững, thời gian tới Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ở nhiều địa phương khác để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).