Làm giàu từ V.A.C
Thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Câu chuyện khởi nghiệp của anh Nghiêm Đình Minh bắt đầu từ năm 1996. Những ngày đó, tại huyện Đông Anh rầm rộ phong trào thi đua xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, phát triển nông nghiệp theo hướng trang trại.
Biết xã Tiên Dương cho đấu thầu đất tại thôn Trung Oai, thấy đây là cơ hội gây dựng một cơ nghiệp ổn định, vững chắc ấp ủ từ lâu, anh Minh đã mạnh dạn đấu thầu trên 30.000m2 đất, dưới hình thức đóng thuế thu nhập với mức 25kg thóc/sào/năm (năm 1996).
Trang trại của gia đình anh Nghiêm Đình Minh cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ một số mô hình chăn nuôi lợn, anh Minh đã mạnh dạn vay vốn họ hàng, bà con làng xóm để mua những cặp lợn nái về nuôi sinh sản. Sau một vài lứa thành công, anh mở rộng sang chăn nuôi lợn thương phẩm (lợn thịt).
Từ vài chục cặp lợn nái ban đầu, đến nay, mô hình kinh tế của gia đình anh Minh đã phát triển thành trang trại với tổng số 400 lợn nái, 500 lợn thịt. Anh Minh còn tận dụng gần 17.000m2 mặt nước nuôi các loại cá (nhiều nhất là rô phi). Hiện tại, diện tích đất vườn của gia đình anh đang trồng trên 600 gốc cây ăn quả như bưởi, cam, ổi, sấu…
Mỗi tháng, trang trại của gia đình anh Minh cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn thịt lợn và khoảng 450 con lợn giống. Cùng với đó là lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả, đem lại cho gia đình thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, trang trại của gia đình anh hiện còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Quan trọng là kỹ thuật và nguồn vốn
Khi được hỏi về bí quyết thành công với mô hình V.A.C, anh Minh cho hay, quan trọng là biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thay vì giải thích, anh Minh dẫn chúng tôi ghé thăm khu chăn nuôi lợn. Tại đây, hàng trăm lợn nái, lợn thịt được “ở” trong nhà lạnh với hệ thống làm mát, cung cấp thức ăn, nước uống hoàn toàn tự động.
Không chỉ vậy, dù bước đi giữa khu chăn nuôi lợn rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng chúng tôi hoàn toàn không thấy có mùi hôi tanh như ở một số cụm chăn nuôi nhỏ lẻ khác, do chuồng trại được lắp đặt hệ thống thông gió, hút khí.
Anh Minh cho biết thêm, nếu như trước đây, phế phẩm chăn nuôi được dùng cho nuôi trồng thủy sản và cây trồng thì nay, gia đình đã xây dựng bể chứa biogas nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh.
Nhờ được chăm sóc tốt, đàn lợn của gia đình rất ít khi mắc dịch bệnh. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng giúp trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh được Bộ NN&PTNT trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP tháng 6/2015.
Bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, anh Minh cho rằng, chăn nuôi sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không có nguồn vốn bền vững. Anh Minh dẫn chứng: “Một con lợn giống có giá rất cao, chừng 15 triệu đồng.
Nếu người chăn nuôi chỉ được vay vốn sản xuất từ 1 – 2 năm thì chưa kịp làm đã phải lo trả nợ rồi. Như vậy không ổn, sẽ rất khó phát triển”. Cũng theo anh Minh, giá điện mà các hộ chăn nuôi như anh hiện phải trả là tương đối cao, khiến sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Đây là những vấn đề mà các đơn vị sở, ngành liên quan trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp cần nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm san sẻ khó khăn cho người chăn nuôi.
Khi được hỏi về bí quyết thành công với mô hình V.A.C, anh Minh cho hay, quan trọng là biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thay vì giải thích, anh Minh dẫn chúng tôi ghé thăm khu chăn nuôi lợn. Tại đây, hàng trăm lợn nái, lợn thịt được “ở” trong nhà lạnh với hệ thống làm mát, cung cấp thức ăn, nước uống hoàn toàn tự động.
Không chỉ vậy, dù bước đi giữa khu chăn nuôi lợn rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng chúng tôi hoàn toàn không thấy có mùi hôi tanh như ở một số cụm chăn nuôi nhỏ lẻ khác, do chuồng trại được lắp đặt hệ thống thông gió, hút khí.
Anh Minh cho biết thêm, nếu như trước đây, phế phẩm chăn nuôi được dùng cho nuôi trồng thủy sản và cây trồng thì nay, gia đình đã xây dựng bể chứa biogas nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh
Nhờ được chăm sóc tốt, đàn lợn của gia đình rất ít khi mắc dịch bệnh. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng giúp trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh được Bộ NN&PTNT trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP tháng 6/2015.
Bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, anh Minh cho rằng, chăn nuôi sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không có nguồn vốn bền vững. Anh Minh dẫn chứng: “Một con lợn giống có giá rất cao, chừng 15 triệu đồng.
Nếu người chăn nuôi chỉ được vay vốn sản xuất từ 1 – 2 năm thì chưa kịp làm đã phải lo trả nợ rồi. Như vậy không ổn, sẽ rất khó phát triển”. Cũng theo anh Minh, giá điện mà các hộ chăn nuôi như anh hiện phải trả là tương đối cao, khiến sản xuất gặp nhiều khó khăn
Đây là những vấn đề mà các đơn vị sở, ngành liên quan trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp cần nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm san sẻ khó khăn cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Dù diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều người trồng lúa tại TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vẫn sống khỏe nhờ biết chuyển sang trồng lúa giống.
Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.
Đây là giống lúa do Tập đoàn Bayer lai tạo, thời gian sinh trưởng khoảng 120 - 125 ngày vụ mùa, 140 ngày vụ xuân; hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, đẻ nhánh khỏe, bộ lá đứng, thân cây cao, cứng cây nên chống đổ tốt.
Đây là hoạt động nằm trong Đề án giảm nghèo năm 2013 của trung tâm được thực hiện tại xã Cẩm Mỹ. Tham gia đề án có 22 hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.