Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn (Đắk Nông)

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.
Theo người dân, trước đây, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con sẽ bắt đầu làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc trồng lúa vụ này gặp nhiều khó khăn như nguồn nước thiếu, dịch bệnh phát sinh nhiều, năng suất lúa thấp nên không đem lại lợi nhuận.
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tình trạng môi trường, khí hậu, các cán bộ khuyến nông xã đã khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ liên tiếp sang trồng 1 vụ lúa (hè thu) và 1 vụ trồng khoai lang Nhật (đông xuân) trên cùng diện tích.
Từ đầu tháng 12, sau khi thu hoạch lúa, người dân đã làm đất, phơi ải và lên luống để trồng khoai. Theo đó, sau hơn 4 tháng kể từ khi xuống dây, các ruộng khoai sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Bà Phạm Thị Anh, một người dân trong xã cho biết: “Gia đình tôi trồng luân canh lúa - khoai lang trên 7 sào ruộng đã được 3 năm. Lợi nhuận từ trồng khoai lang vụ này cao hơn so với trồng lúa nhiều. Nếu giá trung bình ổn định từ 6000 – 8000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng”.
Tương tự, gia đình anh Đào Văn Như ở thôn 2 trước đây gieo cấy lúa nước 2 vụ trên diện tích 1 ha nhưng vì vụ đông xuân thường thiếu nước, năng suất lúa thấp nên vẫn không đủ ăn. Từ khi anh trồng luân canh một vụ lúa, một vụ khoai lang thì mức thu nhập đã khá hơn nhiều. Năm vừa qua, gia đình anh trồng khoai lang Nhật trên diện tích 1 ha, đạt sản lượng 20 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất thì còn thu nhập gần 50 triệu đồng.
Như vậy, việc luân canh lúa – khoai lang của nông dân xã Quảng Sơn đã mang đến hướng đi mới cho việc trồng trọt vụ đông xuân, giải quyết được vấn đề thiếu nước trong vụ đông xuân.
Có thể bạn quan tâm

Thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 2,11 USD mỗi kg, thay vì mức 0,42 USD mỗi kg như đã công bố hồi tháng 3.

Chi nhánh Điện lực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa thông báo sẽ ngưng cấp điện nuôi tôm công nghiệp qua bình hạ thế công cộng từ ngày 15-6. Đây chủ yếu là những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, không có bình hạ thế riêng mà đấu nối qua bình hạ thế công cộng.

Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.