Hội Thảo Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và Vạn Trạch (huyện Bố Trạch).
Mô hình được thử nghiệm trên diện tích khoảng 3.000 m2 ao. Thả nuôi ban đầu 390 kg cua đồng giống (200 con/kg). Sau 4 tháng nuôi, cua đồng thích nghi với quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm, trọng lượng thu hoạch trung bình 70 con/kg, sản lượng đạt trên 600 kg, giá bán 55.000 đ/kg, doanh thu trên 30 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 15 triệu.
Những hộ tham gia mô hình cho biết, cua đồng ăn tạp, tận dụng được các nguồn thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, ngưỡng chịu đựng các yếu tố môi trường tốt và ít bị dịch bệnh. Thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi vượt lũ ở vùng ruộng thấp trũng. Tuy nhiên, do nguồn giống được thu gom từ tự nhiên, vận chuyển chưa hợp lý nên tỷ lệ cua sống đạt từ 50 - 70%.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.

Anh Nguyễn Văn Thể ở thôn 10, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi trâu cái sinh sản từ nhiều năm qua, song trong thôn lại không có trâu đực tốt để phối giống, thành ra mấy năm trâu mới đẻ một lần.

Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2013 của Sóc Trăng đạt 72.762 tấn, bằng 129,5% KH, tăng 79,6% so với năm trước. Thành công lớn nhất là các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và tuyến ven Sông Hậu huyện Long Phú.

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.