Lúa lai KC06-1, KC06-2 trên cao nguyên
Đó là đánh giá của bà con nông dân tại mô hình SX khảo nghiệm hai giống trên của anh Trần Đình Quang ở thôn Thăng Lập, xã Ea Kuang, huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk.
Sau 102 ngày gieo trồng, anh Quang thu về được 1,6 tấn thóc/2.000 m2. Đặc biệt giống lúa này có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi ở Tây Nguyên, cây cứng, bông dài, hạt đóng dày, số hạt chắc nhiều, cơm mềm, dẻo và thơm.
Hai giống lúa lai thơm này có TGST ngắn hơn 5 - 7 ngày so với giống lúa lai đối chứng, hàm lượng amylose thấp hơn, chất lượng cơm gạo hơn hẳn so với giống lúa lai đối chứng. Năng suất từ 7- 8 tấn/ha vụ HT, 10-12 tấn/ha vụ ĐX, vượt hơn giống đối chứng lúa thường từ 30 - 68%.
Anh Quang cho biết, mặc dù Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) hợp đồng bảo hiểm trồng giống lúa lai KC06-1 và KC06-2 vụ ĐX 2014-2015, nhưng anh vẫn hồi hộp vì đây là lần đầu tiên trồng lúa lai.
Thời gian đầu, cây lúa không khỏe như giống đối chứng, nhưng càng về sau cây càng phát triển mạnh hơn, số bông nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến trên lúa ở Tây Nguyên. Giảm số lần phun thuốc BVTV, từ đó giảm chi phí. Năng suất cao hơn giống đối chứng nên tăng lợi nhuận.
Theo ông Mai Khắc Sơn, phụ trách kinh doanh khu vực Tây Nguyên của SSC, đây là vụ đầu tiên Cty đưa 2 giống lúa này lên Tây Nguyên khảo nghiệm. Các mô hình đều cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Vụ ĐX 2015-2016, SSC sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị làm khảo nghiệm trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Với nghề nuôi cá thát lát cườm mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú.
Sau mấy năm nuôi tôm thất bát, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chuyển qua nuôi ốc hương sạch cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng để bắt đầu mô hình nuôi tôm năm 2011 đến nay anh Vũ Văn Của(Thái Thụy) đã lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm.
Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất để bán giống kết hợp nuôi cá hô, mỗi năm ông Ngô Hữu Phước (Vĩnh Long) thu lãi hàng trăm triệu đồng.