Trồng sắn bền vững trên đất đồi
Ông Lê Văn Hùng, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Khánh Vĩnh cho biết, Khánh Vĩnh là huyện vùng cao phía tây của tỉnh Khánh Hòa có diện tích SX sắn dao động hàng năm từ 1.500-1.700 ha, giống chủ yếu là KM94, năng suất sắn bình quân từ 12-14 tấn/ha, thấp hơn 29,4-47,8% so với năng suất bình quân chung cả nước.
Sở dĩ sắn ở Khánh Vĩnh có năng suất thấp là do cây sắn trồng trên đất xám, khai thác lâu năm nên độ phì kém; độ dốc canh tác từ 8-15o nên nguy cơ xói mòn rửa trôi lớn. Hơn nữa giống sắn KM94 sử dụng trong SX đã thoái hóa, nhiễm bệnh chổi rồng nặng nên gây thiệt hại lớn cho người trồng sắn.
Nhằm hướng tới việc tăng năng suất sắn, bảo vệ đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho người trồng sắn, từ năm 2013-2015, Dự án “Xây dựng mô hình sắn năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” đã triển khai trên địa bàn các xã Cầu Bà, Khánh Thượng, Khánh Hiệp do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chủ trì và Phòng NN-PTNT Khánh Vĩnh phối hợp thực hiện cho kết quả tốt.
Mô hình có quy mô 6 ha, giống sắn được trồng là KM140 và SM937-26 kết hợp trồng xen đậu đen (giống địa phương). Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% hom giống, 30% lượng phân bón theo quy trình và thuốc BVTV, được tập huấn kỹ thuật và tham quan học hỏi lẫn nhau giữa các mô hình trình diễn...
Ông Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cho biết, để có 2 giống sắn trình diễn mô hình, Viện đã tiến hành tuyển chọn từ 12 giống: NA1, SM937-26, GM444-2, KM98-7, KM227, KM297, SM2075-18, CM9914, KM140, SVN1, SVN5 và KM94 (giống đối chứng). Ưu điểm của 2 giống sắn KM140 và SM937-26 là khả năng thích nghi rộng; năng suất cao hơn từ 9,5-12,1 tấn/ha so với giống đối chứng; hàm lượng tinh bột cao hơn từ 2-3% so với giống KM94 và đặc biệt nhiễm bệnh chổi rồng không đáng kể.
"Mô hình trồng xen cây đậu đen với sắn là một biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững và hiệu quả cao. Đây cũng là chủ trương của Bộ NN-PTNT về phát triển cây sắn, đó là duy trì diện tích nhưng phải nâng cao năng suất và giá trị gia tăng trên đơn vị đất canh tác. Khuyến cáo, mật độ và phương thức trồng, đối với cây sắn hàng cách hàng 0,8m và cây cách cây là 1m. Còn đậu đen, trồng 1 hàng giữa 2 hàng sắn với khoảng cách cây cách cây 0,3m, gieo 2 hạt/hốc". - Ông Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ. |
Chúng tôi cùng 40 nông dân trồng sắn ở 14 xã trong huyện tham quan mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi của hộ anh Chà Quyến, thôn Đá Trắng, xã Cầu Bà. Nhiều nông dân đánh giá cao về giống sắn kháng được bệnh chổi rồng và cho năng suất vượt trội trên 50 tấn/ha, tăng gấp 3-4 lần so với sắn trồng ngoài mô hình.
Anh Quyến cho biết, chưa bao giờ gia đình anh trồng sắn có năng suất đạt cao như vậy; thông thường trồng theo phương thức quảng canh năng suất chỉ từ 15-16 tấn/ha.
“Gia đình tôi có 3,8 ha đất trồng sắn. Lâu nay trồng giống KM94, bị nhiễm bệnh chổi rồng không biết cách gì để trị. Nhưng khi được Viện chỉ cho tôi áp dụng tiến bộ KHKT vào SX, trồng giống sắn mới SM937-26 kết hợp xen canh đậu đen nên năng suất sắn lẫn đậu đạt rất cao. Hiện đậu cũng đã thu hoạch xong, năng suất 4-5 tạ/ha, bán với giá 25.000 đ/kg, tăng thêm nguồn thu nhập gia đình rất phấn khởi”, anh Quyến hồ hởi nói.
Bà Nie Htông, thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, nông dân tham quan mô hình nhận xét quá ưng giống sắn mới. Hiện gia đình bà có 8 sào đất đang bỏ trống 1 năm qua khi thu hoạch keo xong mà không biết trồng gì. Sẵn dịp này bà rất muốn mua giống sắn mới về trồng.
Ông Lê Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh đề nghị: Mô hình SX thử nghiệm 2 giống sắn KM140 và SM937-26 trên địa bàn cho kết quả tốt. Vì vậy, thời gian tới Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông phối hợp các địa phương trong huyện để hỗ trợ tập huấn, phổ biến 2 giống sắn mới triển vọng cho bà con nắm bắt. Trước mắt ưu tiên giống cho xã Khánh Hiệp có diện tích trồng sắn lớn, điều kiện canh tác thuận lợi, để nhân rộng.
Tuy nhiên cần hướng dẫn bà con nên trồng sắn ở độ dốc vừa phải dưới 15o như đã khuyến cáo. Ngoài ra, huyện cũng đề nghị Sở KH-CN tiếp tục hỗ trợ kinh phí để huyện hỗ trợ giống cho bà con, nhân rộng mô hình.
Tiếp thu ý kiến bà con nông dân và các ban ngành huyện, bà Lê Thị Diệp Thảo, Phó phòng Quản lý Khoa học (Sở KH-CN Khánh Hòa) đánh giá cao hiệu quả mà dự án mang lại.
Với những kiến nghị trên, Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tiếp tục phối hợp với huyện triển khai tập huấn, khuyến cáo nông dân nhân rộng và phát triển 2 giống sắn mới SM937-26 và KM140, nhằm giúp nông dân có hướng đi đúng trong phát triển canh tác sắn bền vững, tạo việc làm, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.
Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr
Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.