Lúa lai KC06-1, KC06-2 trên cao nguyên

Đó là đánh giá của bà con nông dân tại mô hình SX khảo nghiệm hai giống trên của anh Trần Đình Quang ở thôn Thăng Lập, xã Ea Kuang, huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk.
Sau 102 ngày gieo trồng, anh Quang thu về được 1,6 tấn thóc/2.000 m2. Đặc biệt giống lúa này có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi ở Tây Nguyên, cây cứng, bông dài, hạt đóng dày, số hạt chắc nhiều, cơm mềm, dẻo và thơm.
Hai giống lúa lai thơm này có TGST ngắn hơn 5 - 7 ngày so với giống lúa lai đối chứng, hàm lượng amylose thấp hơn, chất lượng cơm gạo hơn hẳn so với giống lúa lai đối chứng. Năng suất từ 7- 8 tấn/ha vụ HT, 10-12 tấn/ha vụ ĐX, vượt hơn giống đối chứng lúa thường từ 30 - 68%.
Anh Quang cho biết, mặc dù Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) hợp đồng bảo hiểm trồng giống lúa lai KC06-1 và KC06-2 vụ ĐX 2014-2015, nhưng anh vẫn hồi hộp vì đây là lần đầu tiên trồng lúa lai.
Thời gian đầu, cây lúa không khỏe như giống đối chứng, nhưng càng về sau cây càng phát triển mạnh hơn, số bông nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến trên lúa ở Tây Nguyên. Giảm số lần phun thuốc BVTV, từ đó giảm chi phí. Năng suất cao hơn giống đối chứng nên tăng lợi nhuận.
Theo ông Mai Khắc Sơn, phụ trách kinh doanh khu vực Tây Nguyên của SSC, đây là vụ đầu tiên Cty đưa 2 giống lúa này lên Tây Nguyên khảo nghiệm. Các mô hình đều cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Vụ ĐX 2015-2016, SSC sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị làm khảo nghiệm trên diện rộng.
Related news

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.