Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới

Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới
Ngày đăng: 07/10/2015

Vươn lên vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo của thế giới, song Việt Nam lại trở thành một trong những nước có giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất trong thời gian qua.

Việc chưa xây dựng được thương hiệu gạo cho Việt Nam, năng suất thấp, gạo Việt đang dần mất uy tín và lợi thế trên nhiều thị trường thế giới.

Trao đổi với chúng tôi, GS. Võ Tòng Xuân - Chuyên gia nghiên cứu lâu năm về ngành nông nghiệp và lúa gạo cho rằng:

Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.

Trong khi đó, với chính sách hỗ trợ hiện nay của Chính phủ như thu mua, tạm trữ lúa gạo, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy lợi và đê điều… thì việc xuất khẩu gạo với giá thấp đang gián tiếp hỗ trợ cho người mua gạo trên thế giới, trong khi người sản xuất không được hưởng lợi.

Thưa ông, tại sao ông lại cho rằng ngành gạo Việt Nam cũng đang là ngành “gia công” khi đây là ngành xuất khẩu có lợi thế?

Rõ ràng là Nhà nước mình đang bao cấp cho nông dân trồng lúa rất nhiều, nhưng lại không tạo ra được giá trị gia tăng ở đây. Từ trước tới giờ người nông dân không chịu theo quá trình canh tác, ứng dụng kỹ thuật hiện đại mà tự làm theo ý mình, năng suất không đạt yêu cầu và gạo xuất khẩu đi chưa đạt được giá cao.

Tôi cho rằng ngành lúa gạo cũng đang gia công, là vì hiện nay với các giống lúa thường, ở miền Nam làm theo giống của mình, song ở miền Bắc mua giống bên Trung Quốc. Phân bón thì chỉ thỏa mãn được một nửa nhu cầu, thuốc trừ sâu phải mua 100%, máy móc cho sản xuất lúa cũng nhập, xăng dầu cũng nhập.

Tính ra thì mình đem nguyên liệu từ ngoài vào, có khác nào làm gia công. Thực tế thì người nông dân, những người trực tiếp sản xuất ra hạt gạo chưa có lời được 30% như mong muốn.

Việt Nam là nước duy nhất có giá lúa gạo xuất khẩu giảm trong khi nhiều nước xuất được với giá cao. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến cho người nông dân chưa có lời?

Người trồng lúa chưa có lời vì nhiều lý do, nhưng phải thấy một thực tế rằng những chính sách hỗ trợ hiện nay đang đang tạo thuận lợi để cho gạo giá rẻ. Lẽ ra với chi phí giá thấp như vậy, người nông dân được hưởng lợi, thế nhưng thực tế giá gạo xuất khẩu rẻ như hiện nay của Việt Nam, lại đang bao cấp cho người mua thế giới.

Không chỉ chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo, các DN được hưởng lãi suất thấp để đảm bảo người nông dân được lãi 30%, song người nông dân vẫn chưa có lời, không được 30% thì ít nhất cũng phải 10%.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng chi phí để đầu tư làm thủy lợi chiếm tới 70% chi phí đầu tư nông nghiệp. Đáng lẽ trong hạch toán giá thành 1 kg lúa phải đưa khấu hao thủy lợi vào, nhưng hoàn toàn không đưa vào, nên giá lúa của mình thấp.

Chính sách đã ấn định diện tích trồng lúa là 3,8 triệu ha song trên thực tế lại không như vậy. Liệu đây có là chính sách phù hợp để giúp ngành gạo có vị trí vững chắc?

Mình không nên ấn định diện tích lúa là bao nhiêu, bởi một vấn đề đặt ra là những diện tích còn lại sẽ trồng gì, ai mua?

Tốt nhất là mình nên ấn định thị trường và nhu cầu, tức là dựa trên lợi thế cạnh tranh, trồng những sản phẩm mà chỉ Việt Nam mình làm được, nhưng những nơi khác không làm được, xây dựng gạo có thương hiệu thì mới giúp có thể chủ động giá.

Từ câu chuyện giá lúa thấp, chưa xây dựng được thương hiệu gạo… liệu chúng ta có nên thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này hay không?

Làm sao thu hút đầu tư với nhiều mô hình nông nghiệp công nghiệp cao là cần thiết. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn bỏ vốn vào, nhưng hiện nay chính sách vào đầu tư nông nghiệp và ngành lúa gạo chưa thể cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi như vậy sẽ cạnh tranh trực tiếp với DN của mình.

Chính sách mới là quan trọng, song đang dè dặt lắm. Còn doanh nghiệp cũng dám vào để làm nhưng chính sách, ưu đãi đầu tư nước ngoài là những vấn đề đang rất nhạy cảm bởi nó liên quan đến an ninh lương thực.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ… Rơm Rạ Khá Lên Nhờ… Rơm Rạ

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

13/06/2014
Tăng Cường Quản Lý Từ Gốc Để Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống Tăng Cường Quản Lý Từ Gốc Để Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.

04/07/2014
Chê Trung Quốc, Vải Thiều Thanh Hà “Nam Tiến” Chê Trung Quốc, Vải Thiều Thanh Hà “Nam Tiến”

Chỉ còn khoảng 3-5 ngày nữa, vựa vải thiều Thanh Hà sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Thời điểm này, các nhà vườn vải thiều ở các vùng vải trọng điểm như Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn... (huyện Thanh Hà) cũng đã bắt đầu rục rịch vào vụ thu hoạch. Dọc hai bên tỉnh lộ 390, các chủ vựa thu mua vải thiều đã bắt đầu hoạt động tấp nập.

13/06/2014
Hội Thảo Đánh Giá Dịch Bệnh Trên Tôm Hội Thảo Đánh Giá Dịch Bệnh Trên Tôm

Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.

04/07/2014
Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Có Thể Tăng Thêm 15% Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Có Thể Tăng Thêm 15%

Mặc dù Ấn Độ và Ecuador vẫn trúng mùa, nhưng tôm nuôi của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đang bị thiệt hại nặng do hội chứng chết sớm (EMS) nên nguồn cung không còn dồi dào như ở thời điểm tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường vẫn không suy giảm, giúp giá tôm tăng trở lại trong tháng 6.

04/07/2014