Lúa Được Mùa, Trúng Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Giá lúa đang dao động từ 5.600 – 5.800 đồng/kg, nông dân lãi khoảng 3 triệu đồng/công ruộng.
Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.
Bình quân mỗi ha lúa cho năng suất vào khoảng 7 tấn/ha. Giá lúa tại thời điểm này đang ở mức khá và ổn định, lúa tươi dao động từ 5.600 – 5.800 đồng/kg. Đối với giống lúa cao sản ST5; lúa thường giá từ 4.900–5.300 đồng/kg. Với giá lúa này, nông dân thu lợi nhuận từ 2,5-3 triệu đồng/công (1.000 m2) sau khi trừ chi phí.
Ông Lâm Tuấn Đạt, ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, người vừa thu hoạch dứt điểm 4 ha lúa PC10 với năng suất đạt gần 7 tấn/ha, phấn khởi cho biết: “Năng suất bình quân trên 900 kg/công, so với vụ trước, trúng hơn. Thương lái mua vụ này giá cũng cao hơn vụ trước, đạt 5.000 đồng/kg, trong khi vụ trước chỉ 3.900 - 4.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân có lời khoảng 3 triệu đồng/công.
Có thể bạn quan tâm

Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang (Điện Bàn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tăng thu nhập cho người dân.

Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Cà Mau là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện, toàn tỉnh có trên 296 nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm đã là trên 266 nghìn ha, chiếm tới 40% diện tích so cả nước.