Hơn 1.000 Ha Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chư Pah (Gia Lai), thời gian qua trên địa bàn huyện có trên 1.000 ha cao su bị bệnh phấn trắng (850 ha bị nhiễm nhẹ, 100 ha nhiễm trung bình và 50 ha nhiễm nặng), với tỷ lệ trung bình 15-20% và cao 75%. Hiện tại, người dân và các công ty đang tiến hành xử lý bằng cách phun thuốc Sulox 80 WP và thuốc Kumulus+Carbenzim 500FL.
Ngoài ra, trên một số cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng của sâu bệnh hại như trên cây cà phê bị bệnh rệp vảy xanh, rệp sáp, ve sầu, gỉ sắt, mọt đục cây… với diện tích gần 2.000 ha phân bố rải rác trên địa bàn huyện; trên cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm làm chết 630 trụ tiêu tại xã Ia Mơ Nông và Chư Đăng Ya; trên cây lúa cũng bị một số sâu bệnh hại là rầy lưng trắng, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, vàng lá, đạo ôn… với tổng diện tích hơn 170 ha bị nhiễm nhẹ và rải rác.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần qua, nhiều hộ chăn nuôi tại Đồng Nai, TP. HCM và khu vực ĐBSCL cho biết, giá heo hơi hiện chỉ còn xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Không chỉ heo hơi giảm giá, nhiều chủ trại heo giống cũng “than ngắn thở dài” khi cả tháng trở lại đây, họ không bán heo con ra được mặc dù giá đã liên tục giảm sâu.

Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.

Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.