Tiền Giang Thiếu Điện Xông Thanh Long Nông Dân Quơn Long Thất Thu
Xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) là vùng chuyên canh thanh long, với 910/925 ha đất nông nghiệp trồng thanh long. Giao thông và thủy lợi khá tốt, tuy nhiên khoảng nửa năm nay trong hợp đồng mua bán điện giữa người tiêu dùng (chủ các bình điện hạ thế xông thanh long) và Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo có quy định mới:
Chỉ được phép xông thanh long từ 21 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau (trước kia từ 19 giờ - 5 giờ 30 phút sáng hôm sau) và Bộ Công thương có công văn yêu cầu tiết kiệm điện, chỉ cho phép sử dụng bóng đèn xông thanh long 60 W (trước kia 75 W).
Quy định trên đã ảnh hưởng đến năng suất 910 ha thanh long toàn xã trong vụ nghịch vừa qua (đầu năm 2014). Kết quả trên đã gây bức xúc cho bà con nông dân. Ông Trần Khắc Nhiệm, ở ấp Long Hòa (xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo) băn khoăn:
“Nông dân chúng tôi chịu rất nhiều áp lực trong việc chi phí trồng, chăm sóc thanh long và cả khâu buôn bán… Chúng tôi yêu cầu Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo thực hiện theo như “Dự án phát triển cây thanh long của 2 xã Mỹ Tịnh An và Quơn Long”. Nếu tình hình như thế này mãi thì nhà vườn của chúng tôi có nguy cơ mắc nợ…”.
Ông Nguyễn Văn Ân, lo lắng chia sẻ: “Theo tôi được biết, năm 2005 dự án trồng thanh long của 2 xã điểm Quơn Long và Mỹ Tịnh An trong đó có 3 quy định ưu tiên hàng đầu là phát triển giao thông (vận chuyển trái), thủy lợi để tưới tiêu và điện đủ phục vụ cho xông thanh long ra trái nghịch mùa, nhưng từ tháng 10-2013 Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo quy định trong hợp đồng mua bán điện lại có quy định mới (như đã nêu).
Qua kinh nghiệm hơn 10 năm trồng và xông thanh long, tôi nhận thấy điện chạy đủ 220V với bóng đèn 75W và thời gian xông từ 19 giờ đến 5 giờ 30 sáng hôm sau mới đủ độ nóng và ánh sáng kích thích thanh long ra hoa đạt 80% tổng số gốc thanh long trong mỗi khu vườn.
Còn theo quy định mới, có nhà vườn phải tốn chi phí xông thanh long đến 2 lần/1khu vườn nhưng năng suất thu hoạch chỉ 40% là cao.
Thêm nữa là điện yếu chỉ còn từ 180V đến 160V mà Điện lực Chợ Gạo vẫn ký hợp đồng cho xuống bình (cuối năm 2013 toàn xã có 200 bình, hiện nay 280 bình) vì vậy công suất điện đã yếu càng yếu hơn. Tôi xông cho hộ Nguyễn Thị Hường đợt 1 là 560 bóng đèn (60W)/ 500 gốc/4 công đất, nhưng thanh long ra hoa không đạt.
Cô Hường đã thuê tôi xông thêm đợt 2 với 860 bóng đèn 60W, nhưng hoa ra chỉ đạt 40%. Chi phí cô Hường đầu tư cho 500 gốc thanh long mùa rồi là trên 40 triệu đồng, nhưng thu hoạch chỉ 38 triệu đồng”.
Các anh Phan Văn Thuận, Nguyễn Văn Đức và Phan Quốc Tuấn cùng là nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long không giấu được bức xúc: “Chúng tôi sống chỉ nhờ vào thanh long, đầu tư cho cây thanh long tốn kém tiền của và công sức rất nhiều, mỗi năm chỉ có 1 vụ nghịch để chúng tôi có thu nhập. Muốn được mùa trái nghịch thì điện xông thanh long phải đủ mạnh, đủ thời gian như trước kia.
Nếu Công ty Điện lực Tiền Giang không ưu tiên khắc phục thì nông dân thất thu thanh long ngày càng nhiều, sẽ có nguy cơ đổ nợ. Mùa thanh long vừa qua nhờ có giá nên nhiều nhà vườn huề vốn hoặc lỗ vốn chưa đáng kể… Chúng tôi mong muốn ngành chức năng cùng các cấp lãnh đạo xem xét và có hướng khắc phục, tạo điều kiện cho nông dân Quơn Long an tâm lao động, sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.
So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.
Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.
Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.
Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.